Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/07/2011 - 08:45
(Thanh tra) – Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 58/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phát chính: cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 70 triệu đồng.
Theo Nghị định, vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính là hành vi cố ý hoặc vô ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hình chính.
Cụ thể gồm: vi phạm quy định về cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính; vi phạm quy định về đầu tư, kinh doanh dịch vụ bưu chính; vi phạm quy định về chất lượng, giá cước dịch vụ bưu chính; vi phạm quy định về hoạt động công ích; vi phạm quy định về tem bưu chính; vi phạm quy định về khiếu nại, bồi thường thiệt hại; chế độ báo cáo; không chấp hành sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phát chính: cảnh cáo; phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 70 triệu đồng. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn các loại giấy phép, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắp phục hậu quả sau: buộc khôi phục tại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có liên quan tới vi phạm hành chính; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trộng, văn hóa phẩm độc hại; buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả cước thu sai; buộc thu hồi tang vật, phương tiện đã bị tẩu tán; buộc thu hồi số lợi bất hợp pháp có được do vị phạm hành chính; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh di vi phạm hành chính gây ra và buộc chấm dứt tình trạng gây cản trở hoạt động bưu chính.
Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với hành vi vi phạm quy định về giá cước bưu chính hoặc in, phát hành tem bưu chính, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Quá thời hạn quy định trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2011 và thay thế mục I, Chương II, Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 8/7/2004 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; Nghị định số 55/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều về Nghị định số số 142/2004/NĐ-CP ngày 8/7/2004 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.
Hồng Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Đặng Ngọc Hậu đã chủ trì họp thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị của tỉnh Sơn La.
Trần Kiên
19:26 12/12/2024(Thanh tra) - Với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm vào đầu tháng 1/2025.
Hải Hà
17:54 12/12/2024N. Phó
16:05 12/12/2024Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý