Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ năm, 14/09/2023 - 20:10
(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương (UBTƯ) Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đã nhấn mạnh như vậy tại hội nghị tiếp xúc với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2023, do Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức tại Yên Bái, hôm nay (14/9).
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Q.V
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, an ninh trật tự, an toàn xã hội, tình hình sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vùng trung du và miền núi Bắc Bộ cơ bản ổn định.
Các chính sách, chương trình, dự án triển khai trong vùng đồng bào DTTS&MN được phát huy hiệu quả. Nhiều hoạt động chăm lo vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS&MN được thực hiện; tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định đã góp phần giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách về giáo dục ở vùng DTTS&MN như: Hỗ trợ kinh phí, gạo, trang thiết bị cho học sinh con em hộ nghèo, cận nghèo, học sinh nội trú và bán trú, chính sách với giáo viên. Đến nay, về cơ bản toàn vùng đã đạt được mục tiêu xóa mù chữ, 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
Tuy nhiên, thực tế công tác giáo dục và đào tạo vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Việc tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, hạ tầng giao thông, thông tin văn hóa - xã hội còn hạn chế.
Đời sống của đồng bào các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, giá một số loại nông sản không ổn định, khó tiêu thụ, trong khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng; nhiều lao động người DTTS&MN thiếu việc làm trong bối cảnh tốc độ phát triển kinh tế chung chậm lại, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, một số tỉnh biên giới, miền núi vẫn diễn ra các hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy, nhập cảnh trái phép, trộm cắp tài sản của nhân dân. Tại một số địa phương vẫn diễn ra hoạt động tập trung khiếu kiện đông người, nội dung khiếu kiện chủ yếu liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng…
Từ những bất cập nêu trên, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đã nhấn mạnh tới một số nguyện vọng, kiến nghị của đồng bào DTTS&MN gửi tới Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam.
Từ thực tế triển khai tại địa phương, đại biểu tham dự hội nghị đã trực tiếp bày tỏ tâm tư, nguyện vọng tới Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam với mong muốn nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của bà con trên địa bàn.
Ông Đặng Hồng Quân - người uy tín dân tộc Dao, thôn Khe Đát, xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái cho biết, từ những chương trình dự án của Nhà nước, người dân đã được hưởng lợi rất nhiều làm thay đổi tư duy, nhận thức, cách nghĩ, cách làm của người dân; đời sống nhân dân được cải thiện, người đồng bào đã dần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong việc tổ chức ma chay, cưới hỏi, thực hiện nếp sống văn minh.
Từ một làng quê nghèo, thôn Khe Đát hôm nay đã có đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp hộ nghèo, hộ cận nghèo chỉ đếm trên đầu ngón tay, ông Quân chia sẻ.
Ông Quân kiến nghị, Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư cho đồng bào các dân tộc thiểu số về lĩnh vực y tế và giáo dục, phát triển văn hóa - xã hội gắn liền với bảo tồn giá trị nền văn hóa các dân tộc.
Ông Sừng Sừng Khai, Dân tộc Hà Nhì, người uy tín xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cho biết, người dân xã Sín Thầu nói riêng và nhân dân Mường Nhé nói riêng đã và đang hăng hái thực hiện các mô hình chăn nuôi với trên hàng trăm con trâu, hàng trăm con bò, và trồng hàng nghìn ha cây hoa màu, nhưng thực tế giá trị hàng hoá, nông sản còn thấp, khiến đời sống của người dân vẫn còn khó khăn.
Ông Sừng Sừng Khai mong muốn Đảng, Nhà nước cần quan tâm đầu tư xây dựng đường xá trong các thôn bản, xây dựng lối mở A Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu song phương, tạo điều kiện cho bà con thông thương hàng hoá, giao lưu văn hoá và học hỏi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Bà Lý Thị Chướng, dân tộc Mảng, xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã nêu thực tế về những khó khăn đối với người dân khi tiếp cận nguồn vốn.
“Đã là hộ nghèo, hộ cận nghèo thì lấy đâu ra vốn đối ứng. Từ khó khăn này dẫn đến khó khăn cho việc liên kết chuỗi và thu hút với các doanh nghiệp vào đầu tư vào sản xuất”, bà Chướng nói.
Bà Lồ Lài Sửu, nghệ nhân ưu tú dân tộc Bố Y tại thôn Lao Hầu, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai lại cho biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm xoá nhà tạm cho hộ nghèo, tuy nhiên việc triển khai giải ngân còn chậm tiến độ nên đã gây khó khăn cho các hộ nghèo trong việc đối ứng kinh phí, vì vậy, Đảng, Nhà nước cần bố trí giải ngân kinh phí xoá nhà tạm kịp thời cho những hộ được phê duyệt danh sách.
Hiện nay, một số nét đẹp văn hóa, các hình thức sinh hoạt, các bài hát dân, các loại trang phục... không còn nguyên vẹn so với đặc trưng văn hoá của vùng, bà Lồ Lài Sửu đề nghị Đảng và Nhà nước cần tiếp tục đưa nội dung phổ biến ngôn ngữ, văn hoá dân tộc vào trường học, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tới nhân dân tích cực tham gia bảo tồn, phát triển văn hoá truyền thống của dân tộc.
Từ các kiến nghị của đồng bào các DTTS&MN, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho rằng, các cơ quan chức năng cần thực hiện công tác quản lý tốt hơn nữa để bảo đảm dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân về tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin cũng như cơ hội việc làm cho lao động người DTTS&MN.
Quan tâm chăm lo hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số đồng nghĩa với việc cần tập trung phát triển đồng bộ các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ, bà Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có quy định về thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa.
Hương Giang
16:19 23/11/2024(Thanh tra) - Bên cạnh yêu cầu Chính phủ có giải pháp căn cơ hạ giá bất động sản về giá trị thực phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân, Quốc hội đồng thời nêu rõ, phải sớm nghiên cứu, đề xuất quy định về mức thuế cao hơn với người nhiều đất, nhà ở.
Hương Giang
16:09 23/11/2024Hương Giang
15:08 23/11/2024Hương Giang
10:45 23/11/2024Hương Giang
09:06 23/11/2024Hoàng Nam
22:10 22/11/2024Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang