Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 09/09/2016 - 06:35
(Thanh tra)- Ngày 8 - 9/9, diễn ra Hội nghị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách đầu tiên của Quốc hội khóa XIV. Hội nghị xem xét 2 dự án luật (Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Luật về Hội) sẽ được đưa ra thảo luận, thông qua tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Luật về Hội rất cần thiết, để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền lập hội của công dân và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước. Ảnh: Thảo Nguyên
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, việc ban hành 2 đạo luật này rất cần thiết để thể chế hóa cương lĩnh, nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013. Qua đó, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền lập hội của công dân và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước.
Hai dự án luật này đã được Quốc hội Khóa XIII thảo luận tại Kỳ họp thứ 10, chuyển giao lại để Quốc hội Khóa XIV xem xét, thảo luận, thông qua. Theo Chủ tịch Quốc hội, các ĐBQH, nhất là các ĐBQH chuyên trách cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm, trí tuệ, thảo luận cho ý kiến.
Người nước ngoài có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án, theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, nhiều đại biểu cho rằng những nội dung quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người và sự tôn trọng, bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước trong Dự thảo Luật còn chưa tương xứng và thiếu cụ thể.
“Tiếp thu ý kiến, Dự thảo Luật đã khẳng định và cụ thể hóa nội hàm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân, tổ chức và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam”, ông Phan Thanh Bình cho biết, đã bổ sung quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Dự thảo cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm như phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi.
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dẫn đến xâm hại quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, môi trường; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau… cũng bị nghiêm cấm.
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng, Dự thảo Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cần quy định về việc xử lý những hành vi kích động bạo lực, hành hạ xúc vật vì mê tín, dị đoan. Lấy ví dụ về hội chém lợn, đâm trâu, “máu me tóe loe rồi người dân lấy tiền quết máu, mang về để lên bàn thờ, rất mê tín và rất mất vệ sinh”, đại biểu đề nghị cần quy định rõ về việc này, tránh trường hợp bạn bè quốc tế có cái nhìn thiếu thiện cảm về người Việt Nam.
Quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo còn phân tán
Hiện nay, theo phân công của Chính phủ, Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tôn giáo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc quản lý lễ hội tín ngưỡng; chưa có cơ quan nào quản lý Nhà nước về tín ngưỡng.
Việc giao chức năng quản lý Nhà nước về tôn giáo cho Bộ Nội vụ cũng chưa thật sự phù hợp, vì mới chỉ dựa trên sự tiếp cận theo góc độ quản lý tổ chức mà chưa chú trọng việc bảo đảm cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như là hoạt động văn hóa, tinh thần. Do đó, quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong thực tiễn còn phân tán, thiếu đồng bộ và chưa hiệu quả.
“Nhiều ý kiến đề nghị phải có một cơ quan Nhà nước phù hợp chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm bảo đảm sự thống nhất và thuận lợi trong quản lý Nhà nước về lĩnh vực này”, ông Phan Thanh Bình thông tin.
Cho ý kiến về vấn đề này, ĐBQH Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội; ĐBQH Nguyễn Công Hồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; ĐBQH TP Hà Nội Ngọ Duy Hiểu đều cho rằng, nên chuyển hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. “Bởi ngay trong các văn bản của dự án luật cũng khẳng định, tín ngưỡng, tôn giáo là các hoạt động văn hóa, tinh thần của nhân dân.”, ông Hồng nói.
Đa số ý kiến cũng nhất trí quan điểm cho phép các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở giáo dục, thực hiện hoạt động giáo dục bình đẳng với các tổ chức xã hội khác. Theo ĐBQH Ngọ Duy Hiểu, ĐBQH Lưu Thành Công (Vĩnh Long), từ thực tiễn đây là vấn đề cần thiết. Quan trọng là quy định như thế nào để các tổ chức tôn giáo tuân thủ các quy định của pháp luật về giáo dục, không để xảy ra tình trạng lợi dụng để truyền bá tín ngưỡng, tôn giáo trái luật.
Chiều ngày 8/9 và sáng ngày 9/9, hội nghị thảo luận về Dự án Luật về Hội.
Theo ông Phan Thanh Bình, sau khi có ý kiến của ĐBQH cho rằng, Dự thảo Luật còn quá nhiều quy định mang nặng tính hành chính, “xin, cho”, Thường trực Ủy ban đã phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát lại, điều chỉnh các thủ tục hành chính phù hợp hơn với quan điểm xây dựng luật.
“Đến nay, rất nhiều nội dung trong dự thảo đã chuyển từ hình thức đăng ký - cấp phép hoặc đề nghị - chấp thuận sang hình thức thông báo”, ông Bình nhấn mạnh.
Dự thảo Luật cũng quy định rõ các trường hợp cơ quan có thẩm quyền được từ chối đăng ký, đề nghị của tổ chức, cá nhân có tín ngưỡng, tôn giáo, minh bạch hoá các thủ tục hành chính, thẩm quyền và thời gian xử lý... Những điểm mới này nhằm góp phần tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; đồng thời thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với những vấn đề thuộc về nội bộ của tổ chức tôn giáo.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC