Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quân hàm cấp dưới bằng cấp trên chỉ huy thế nào được!

Thứ sáu, 07/11/2014 - 08:36

(Thanh tra) - Đó là khẳng định của Thiếu tướng Ngô Ngọc Bình, Phó Tư lệnh Quân khu 7 bên hành lang Quốc hội về những “lấn cấn” trong việc phong tướng.

Thiếu tướng Ngô Ngọc Bình, Phó Tư lệnh Quân khu 7. Ảnh: Thảo Nguyên

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đều có trần quân hàm Trung tướng. Quan điểm ông về vấn đề này?

- Quân khu 7 đảm nhiệm địa bàn rộng lớn, có biên giới, biển đảo, nhiều sư đoàn, lữ đoàn, nhiều lực lượng vũ trang địa phương, bảo đảm hướng chiến lược phòng thủ của đất nước, ngoài Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Quân khu còn có 7, 8 tỉnh nữa. 

Nếu Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh cũng là Trung tướng, cùng bậc quân hàm của Tư lệnh Quân khu thì trong mối quan hệ chỉ huy sẽ như thế nào. 

Tôi cho rằng, Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh chỉ nên ở cấp Thiếu tướng. Còn với cấp quận, quân hàm Thượng tá sẽ cân bằng với các tỉnh, quận huyện khác trong cả nước.

+ Theo ông, trần quân hàm cao nhất của chỉ huy cấp phó, cấp Tướng có cần quy định cụ thể trong Dự thảo Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam hay không?

- Nên quy định luôn trong Dự thảo Luật này, vừa tạo điều kiện thực hiện thuận lợi, vừa không xảy ra vướng mắc hoặc tiêu cực, bất cập khác như Luật hiện hành. Còn nếu để Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thì sẽ rất khó.

+ Có ý kiến cho rằng, Chủ nhiệm Khoa Mác - Lênin (Học viện Quốc phòng) phải mang quân hàm cấp Thiếu tướng để bảo đảm tầm quan trọng?

- Tại Học viện Quốc phòng có Chính ủy, Giám đốc mang hàm Thượng tướng. Còn Học viện Lục quân và Học viện Chính trị thì trần cao nhất là Trung tướng. Vì 2 học viện này là nơi đào tạo cán bộ đơn vị cấp Trung đoàn, Sư đoàn và thực hiện công tác làm khoa học cho Bộ Quốc phòng. Các học viện, trường sĩ quan còn lại căn cứ vào đối tượng đào tạo nên để cấp Thiếu tướng là vừa.

Còn đề nghị phong quân hàm cấp Thiếu tướng đối với Chủ nhiệm Khoa Mác - Lênin của Học viện Quốc phòng, theo tôi là không hợp lý. Vì Chủ nhiệm Khoa Mác - Lênin của trường nào cũng có. Nếu chúng ta đề nghị, các trường  khác cũng đề nghị  như vậy đội hình cấp tướng sẽ tăng lên, không  phù hợp với hệ thống tổ chức chỉ huy và hệ thống nhà trường sẽ bất cập.

+ Nhiều Đại biểu Quốc hội và cử tri bày tỏ băn khoăn về chuyện phong cấp tướng hiện luôn “vượt trần”. Theo ông, việc giảm cấp tướng có phù hợp với giai đoạn hiện nay?

- Do yêu cầu xây dựng lực lượng quân đội trong thời kỳ mới, bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc, việc phong cấp Tướng như trong dự thảo tôi cho là phù hợp. Tuy nhiên, các đối tượng cần cân nhắc cho hợp lý trong hệ thống tổ chức chỉ huy quân đội. Ví dụ hệ thống tổ chức chỉ huy quân đội có cấp trên, cấp dưới và thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Chính trị là cấp trưởng cấp trên phải cao hơn cấp trưởng cấp dưới một bậc. 

Một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định một số chức vụ cấp phó có trần quân hàm cấp tướng bằng cấp trưởng tại Dự thảo Luật do Chính phủ trình.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định cấp bậc quân hàm cấp trưởng phải cao hơn cấp phó một bậc đối với cấp tướng là chủ trương đúng, nhằm bảo đảm thứ bậc trong lãnh đạo, chỉ huy quân đội. Tuy nhiên, để tăng cường chỉ đạo các hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, đáp ứng yêu cầu bảo đảm tính chất nhiệm vụ là cơ quan chỉ huy và lãnh đạo của cấp Quân khu, Quân chủng và Bộ đội Biên phòng. Hơn nữa, những đồng chí được bổ nhiệm, đảm nhiệm chức vụ này đã kinh qua nhiều chức vụ có cấp bậc quân hàm Đại tá (Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ trần quân hàm Thiếu tướng (bằng cấp trưởng) đối với một Phó Tham mưu trưởng là Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu và một Phó Chủ nhiệm Chính trị là Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng.

Đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội, là một doanh nghiệp lớn của quốc gia, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng kết hợp với kinh tế; số lượng sĩ quan, cán bộ, nhân viên, người lao động khoảng 28.000 người, địa bàn hoạt động rộng cả trong và ngoài nước, để đáp ứng yêu cầu chỉ đạo tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị trong Tập đoàn phù hợp với tính chất, nhiệm vụ được giao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội quy định một Phó Tổng Giám đốc là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn có quân hàm Thiếu tướng.

Thảo Nguyên (Ghi)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm