Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 23/03/2020 - 21:49
(Thanh tra)- Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cần siết chặt quản lý, nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước với hình thức kinh doanh dịch vụ đòi nợ chứ không nên cấm.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Hương Giang
Ngày 23/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 43 cho ý kiến một số vấn đề lớn của dự án Luật Đầu tư (sửa đổi). Một trong những vấn đề tiếp tục được nhiều đại biểu (ĐB) quan tâm là có nên cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.
Hậu quả nhiều hơn hiệu quả
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ vẫn đề nghị cấm dịch vụ kinh doanh đòi nợ thuê.
Bộ trưởng cho hay, qua rà soát 217 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này, chủ yếu tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, thấy không có đơn vị nào sử dụng hình thức này một cách lành mạnh mà chủ yếu dưới dạng xã hội đen, cho vay nặng lãi, ép người vay trả lãi rất cao, ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Trong khi đó, đóng góp của ngành này không đáng bao nhiêu so với công sức, chi phí bỏ ra để khắc phục hệ quả.
Mặt khác, nếu thiết kế chế tài quản lý chặt chẽ hơn loại hình kinh doanh này "cũng rất khó, là thách thức lớn cho cơ quan soạn thảo".
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu, vay nợ là hợp đồng dân sự, có thiết chế giải quyết khi xảy ra tranh chấp như: Hòa giải, trọng tài, tòa án. Vậy tại sao không qua các tổ chức này mà qua trung gian là đòi nợ thuê.
Từ thực tế thấy rằng không mang lại hiệu quả tốt mà biến tướng, lạm dụng gây phức tạp về an ninh trật tự, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đồng tình với ý kiến cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. “Không nên tiếp tục duy trì hình thức đòi nợ thuê”, ông Lưu nhấn mạnh.
Với các công ty, hợp đồng kinh doanh đòi nợ đang có hiệu lực, dự thảo Luật Sửa đổi sẽ có các quy định chuyển tiếp như cho phép công ty đòi nợ thuê hoạt động thêm 1 năm, sau thời hạn này buộc phải chấm dứt hoạt động...
Biến tướng là do quản lý
Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lại cho rằng không nên cấm.
Ở góc độ cơ quan thẩm tra dự án luật, theo ông Vũ Hồng Thanh, Thường trực Uỷ ban Kinh tế thống nhất với ý kiến “không cấm”. “Việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả, phù hợp với các quy định của pháp luật”, ông Thanh nói.
Để loại bỏ những biến tướng, Uỷ ban Kinh tế đề nghị “bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý Nhà nước chặt chẽ hoạt động kinh doanh này”.
Chung quan điểm, Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là đòi hỏi của kinh tế thị trường. Chúng ta đang vận động để các nước công nhận là nền kinh tế thị trường thì tại sao lại cấm. Theo ông, cần đưa ra chế tài tốt hơn để hạn chế mặt xấu thay vì cấm.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lưu ý, trong điều kiện hiện nay kinh doanh dịch vụ đòi nợ đang là thực tế. Việc có biến tướng là do quản lý chưa tốt. Do đó, cần siết chặt quản lý, nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước với hình thức kinh doanh này chứ không nên cấm. “Không phải không quản được là cấm”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục đánh giá tác động của từng phương án, báo cáo Quốc hội, cần thiết sẽ lấy phiếu thăm dò các đại biểu Quốc hội.
Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp diễn ra vào tháng 5 tới đây.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương