Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 09/08/2019 - 17:37
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia dưới mức trần được Quốc hội cho phép là không quá 50% và đang trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Đặc biệt, nợ nước ngoài của Chính phủ giảm rất mạnh, tốc độ tăng nợ rất thấp.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: TN
Ngày 9/8, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành và Uỷ ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia đánh giá tình hình nợ nước ngoài quốc gia giai đoạn 2011- 2018 và việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 6 tháng đầu năm 2019.
Giám sát tổng nợ, tính tới rủi ro với từng doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Quản lý nợ công, “nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và nợ nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức khác vay theo phương thức tự vay, tự trả”.
Tại cuộc họp, Bộ Tài chính cho hay, đến ngày 31/12/2018, tổng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP giảm xuống còn khoảng 46%, trong đó cơ cấu nợ nước ngoài quốc gia đều giảm.
Nợ nước ngoài của Chính phủ còn 19,3% GPD, nợ nước ngoài của Chính phủ bảo lãnh còn 4,4% GDP, nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp còn 22,3% GDP.
Tỷ lệ trả nợ so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ khoảng 25%, bảo đảm các quy định và thông lệ quốc tế.
Với kết quả này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia dưới mức trần được Quốc hội cho phép là không quá 50% và đang trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Đặc biệt, nợ nước ngoài của Chính phủ giảm rất mạnh, tốc độ tăng nợ rất thấp.
Còn nợ nước ngoài Chính phủ bảo lãnh chiếm tỷ trọng nhỏ và xu hướng giảm. Năm 2018, Chính phủ đặt ra hạn mức bảo lãnh vay nợ 700 triệu USD nhưng đã không bảo lãnh vay quốc tế dự án nào mà ưu tiên vay vốn trong nước khi trong nước có khả năng và có lợi về lãi suất hơn.
Tuy nhiên, quy mô nợ nước ngoài quốc gia tăng nhanh, chủ yếu là nợ nước ngoài của doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng theo hình thức tự vay, tự trả chiếm khoảng 48,4% tổng nợ nước ngoài quốc gia so với tỷ lệ 25,6% năm 2011 và 40,4% của năm 2016.
Việc tăng nhanh nợ nước ngoài theo hình thức tự vay tự trả chủ yếu nằm ở khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (chiếm 76% tổng lượng nợ của doanh nghiệp), tập trung ở một số doanh nghiệp FDI có quy mô lớn.
“Việc tăng nợ nước ngoài quốc gia tuy đáp ứng được nhu cầu vốn và huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng nhưng cũng tác động tới khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Để bảo đảm an toàn nợ công nói chung và nợ nước ngoài của quốc gia nói riêng, cũng như ổn định kinh tế vĩ mô, lãnh đạo Chính phủ đề nghị, các bộ, ngành tăng cường điều hành, quản lý nợ theo quy định của pháp luật.
“Các chỉ tiêu về trần nợ công, chỉ tiêu nợ nước ngoài quốc gia, nghĩa vụ trả nợ so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ là các chỉ số quan trọng phải bảo đảm theo đúng yêu cầu của Quốc hội”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện pháp luật quản lý nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp, tập trung giám sát tổng nợ, cơ cấu nợ của các khu vực và có tính tới rủi ro đối với từng doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế…
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh
Về việc phát hành TPDN, theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng mức phát hành là 116.085 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ 2018. Lãi suất TPDN bình quân là 9,5% - 11%/năm. Nhìn tổng thể là bằng và cao hơn khoảng 0,5% so với mức cho vay phổ biến của các ngân hàng thương mại.
Toàn cảnh phiên họp
Quy mô thị trường TPDN tới hết tháng 6/2019 có mức vốn hoá bằng 10,22% GDP, tăng 21% so với cùng kỳ 2018, vượt mục tiêu đặt ra là 7% GDP vào năm 2020.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đánh giá thị trường TPDN có sự phát triển nhanh vì các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn để sản xuất kinh doanh trong khi tăng trưởng tín dụng có xu hướng được quản lý chặt chẽ hơn, nhất là các lĩnh vực còn nhiều rủi ro như bất động sản.
Tuy nhiên, theo ông, nếu không kiểm soát tốt việc phát hành TPDN sẽ có rủi ro, ảnh hưởng tới thị trường tín dụng và cân đối vĩ mô.
Lãnh đạo Chính phủ chỉ ra, lãi suất một số đợt phát hành cao từ 13 - 14%, cá biệt có doanh nghiệp bất động sản phát hành tới 14 - 15% cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác.
“Tổ chức phát hành trái phiếu DN hầu như chưa được xếp hạng tín nhiệm nên tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân không đủ thông tin phân tích rủi ro. 70% doanh nghiệp phát hành trái phiếu sử dụng tài sản và tài sản hình thành từ nguồn hình thành trái phiếu nhưng chưa được định giá bởi tổ chức định giá độc lập và khó xác minh các tranh chấp pháp lý. Vốn huy động có thể sử dụng chưa đúng mục đích do chưa có báo cáo sử dụng vốn có ý kiến của kiểm toán theo quy định của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP. Và 98% các đợt phát hành là riêng lẻ”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khái quát.
Vì vậy, với việc phát hành TPDN ra công chúng, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Tài chính phải sửa đổi các quy định để rút ngắn quy trình phát hành, thúc đẩy doanh nghiệp huy động vốn theo phương thức này, gắn phát hành ra công chúng bắt buộc với xếp hạng tín nhiệm.
Cùng với đó, có thể chế, chính sách để phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm trong phát hành trái phiếu; hoàn thiện, phát triển thị trường TPDN trong trung và dài hạn.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật chứng khoán theo ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, rà soát quy định cụ thể phát hành trái phiếu riêng lẻ theo hướng chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp có năng lực phân tích tài chính và khả năng đánh giá rủi ro.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền