Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 24/11/2021 - 22:01
(Thanh tra) – Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, phải tạo xung lực để chống tụt hậu, tạo môi trường cổ vũ cái mới, tôn trọng các ý kiến khác, thậm chí khác biệt, miễn là khác biệt đó không đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Đ.X
Ngày 24/11, diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, đây là hội nghị không chỉ người làm công tác quản lý về văn hóa, văn nghệ sĩ mà đông đảo người dân đều trông đợi.
Hội nghị này để nhìn nhận lại vai trò của văn hóa, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng những gì đạt được cũng như bất cập, thiếu sót, để thống nhất nhận thức, quan điểm hành động để chấn hưng văn hóa như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Phó Thủ tướng mong muốn tất cả mọi người không chỉ làm công tác văn hóa mà toàn xã hội, toàn dân, tất cả người dân Việt Nam, dù làm gì, ở đâu, tín ngưỡng tôn giáo nào đều truyền cảm hứng, trách nhiệm, niềm tin, để cho văn hóa nước nhà rực rỡ, đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn.
Văn hóa có nhiều vấn đề, không phải như làm cái cầu, xây tòa cao ốc
Không nhắc lại chiến lược, văn bản chỉ đạo, lãnh đạo Chính phủ nêu một số vấn đề mang tính gợi mở để triển khai thực hiện.
Cụ thể, phải tiếp tục nhận thức về văn hóa. “Văn hóa còn, dân tộc còn. Từ xưa, ông cha đã nói câu nói này”, Phó Thủ tướng nói và đề cập đến việc chúng ta thường hay nói đã quán triệt đầy đủ tinh thần nghị quyết, chủ trương, chỉ thị nhưng khâu thực hiện còn yếu kém hay do nguồn lực không đủ.
Ông cho rằng, nhận thức đó có một phần đúng, nhưng phần nhiều là tự bào chữa cho cái chưa nhận thức được triệt để. Bởi khi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nào đó mang tính sống còn với đất nước, dân tộc, hay với bản thân thì chắc chắn sẽ tìm mọi cách, dồn mọi nguồn lực cả thời gian, tiền bạc, công sức để làm cho bằng được.
Nhấn mạnh việc phải xem lại về nhận thức, Phó Thủ tướng chia sẻ câu chuyện, đi khắp trong Nam ngoài Bắc, hỏi những người làm văn hóa thì đều nói rằng rất khó.
Ông khái quát mấy điểm để kỳ sau hỏi sẽ “bớt khó đi”. Đầu tiên là, sức ép về tăng trưởng. Như nhiều đại biểu đã nói, văn hóa và xã hội về trước mắt, ngắn hạn không làm ra tiền mà chỉ tiêu tiền nên dường như bị lép vế, không được đặt ngang với kinh tế.
“Văn hóa và xã hội có nhiều vấn đề, không phải như làm cái cầu, xây tòa cao ốc, sau 5 năm, 1 nhiệm kỳ là thấy ngay thành quả, tập thể lãnh đạo hay cá nhân lãnh đạo. Có những việc dù rất nhỏ nhưng nhiều năm, nhiều chục năm mới có kết quả.
Có những vấn đề kinh tế, kỹ thuật, một quyết định sai thì thấy ngay hậu quả của tập thể, cá nhân lãnh đạo đó, phải chịu ngay trách nhiệm. Nhưng nhiều vấn đề về văn hóa, xã hội dù không chú ý, chưa làm tròn trách nhiệm, dù không chuẩn cũng phải nhiều năm sau, nhiều nhiệm kỳ sau mới bộc lộ ra. Nên tâm lý là cứ từ từ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Vấn đề nữa, khi được trao một cương vị phụ trách dù to hay nhỏ đều không ý thức được rằng, mỗi một ngành, nghề đều cần đội ngũ chuyên sâu, chuyên gia, người nghiên cứu, hoạt động thực tiễn, có kinh nghiệm.
Vì thế, rất nhiều khi ý kiến các chuyên gia, người hoạt động thực tiễn, lâu năm không được tôn trọng. Dần dần, một mặt, những người có trách nhiệm quyết định không đúng mà không biết.
“Nhưng tệ hơn, đội ngũ chuyên gia, những người có kinh nghiệm vì không được trọng dụng dần dần mai một và chúng ta bị hụt hẫng”, ông nói.
Khen đẹp, giàu, học cao không thấy được động viên bằng khen “có văn hóa”
Phó Thủ tướng cũng thông tin, ông có làm cuộc khảo sát riêng với các bạn sinh viên trẻ.
“Có 2 điều, nói đến ai cũng cảm xúc. Thứ nhất, dường như xã hội trọng đồng tiền quá. Thứ 2, dường như nhiều người lo cho bản thân mình nhiều quá”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Vì vậy, Phó Thủ tướng cho rằng, nhất thiết đặt nhiệm vụ kiên trì, dài hơi nhưng cấp bách, làm sao có giải pháp thật thiết thực để chấn hưng văn hóa.
Theo ông, phải làm để tất cả mọi người Việt Nam “trước đây xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, nay phải đánh giặc tụt hậu”; thôi thúc, tiếp tục tạo xung lực để phát huy toàn bộ sức mạnh toàn dân, phát triển nhanh, bền vững hơn.
Cùng với đó, tạo môi trường không chỉ với văn nghệ sĩ mà với toàn dân, toàn xã hội, môi trường cổ vũ cho sáng tạo.
“Chúng ta phải tạo ra môi trường cổ vũ cái mới, tôn trọng các ý kiến khác, thậm chí khác biệt, miễn là khác biệt đó không đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước”, Phó Thủ tướng nói và tin rằng, khi tạo được môi trường đó sẽ đi được nhanh hơn, làm được những điều trong điều kiện bình thường không làm được.
Phó Thủ tướng đề cập đến việc, cán bộ làm văn hóa phải làm gương từ trong ra, cố gắng phấn đấu là tấm gương của văn hóa.
“Mọi người khi được khen là đẹp, giàu, học cao thì chắc chắn không thấy được động viên bằng khen “có văn hóa”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh; đồng thời mong các cấp, ngành bằng hành động cụ thể chú trọng hơn đến văn hóa, dành cho văn hóa nhiều thời gian và nguồn lực hơn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam