Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược"

Thứ hai, 06/01/2014 - 20:44

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngày 6/1 đã tái khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược của đất nước trong giai đoạn tới.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Phát biểu kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn về tổng hợp các ý kiến đóng góp vào Báo cáo sơ kết của Ban Chỉ đạo và xây dựng dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo, nhấn mạnh, các văn bản của Ban Chỉ đạo báo cáo Bộ Chính trị cần xây dựng cụ thể, nêu bật tính cần thiết và lợi ích từ việc thực hiện Nghị quyết.

Trưởng Ban chỉ đạo cũng yêu cầu ban soạn thảo đánh giá, phân tích kỹ kết quả đã làm được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TU; khẳng định, đây là nhiệm vụ chiến lược phát triển và xây dựng đất nước giai đoạn tới; lấy thị trường, hiệu quả kinh tế làm định hướng.

Báo cáo cũng cần khẳng định bài học kinh nghiệm rút ra sau 5 năm thực hiện Nghị quyết là: “Nơi nào áp dụng sáng tạo, hiệu quả Nghị quyết; phát huy tốt vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới; khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương thì nơi đó thành công.”

Làm rõ bài học kinh nghiệm rút ra từ việc đổi mới tư duy, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, đoàn thể nhân dân do cấp ủy, chính quyền địa phương làm nòng cốt để xây dựng nông nghiệp, nông thôn thì sẽ thực hiện thành công Nghị quyết, nâng cao hiệu quả, đời sống cho người nông dân.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị bổ sung vào dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị những nội dung cần tập trung chỉ đạo, trong đó chú trọng việc tiếp tục quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo, linh hoạt Nghị quyết đối với mỗi địa phương, vùng miền và cả cấp huyện, cấp xã.

Trong các giải pháp thực hiện, cần xác định rõ lĩnh vực, mục tiêu tăng trưởng; đặc biệt cần nhấn mạnh nhiệm vụ công nghiệp hóa nông thôn; công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn theo hướng phát huy những mô hình đã phát huy kết quả, hướng đến mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống người nông dân, đảm bảo lợi ích căn bản, lâu dài của đất nước.

Dự thảo báo cáo của Ban Chỉ đạo khẳng định, Nghị quyết 26/NQ-TU đã thể hiện chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng, đã được triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, nghiêm túc, sâu rộng; cả hệ thống chính trị vào cuộc; người dân hưởng ứng tích cực. Nghị quyết đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và đã có tác động mạnh mẽ.

Nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển mới; tiếp tục nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của nông dân, góp phần quan trọng duy trì phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ở các vùng nông thôn.

Báo cáo cũng thẳng thắn đánh giá, mặc dù đạt được nhiều thành tích quan trọng, song tốc độ tăng trưởng nông nghiệp vẫn đang suy giảm. Sản xuất nông nghiệp chậm chuyển biến theo hướng hiện đại, năng suất, giá trị thương mại, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản còn thấp, an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là vấn đề bức xúc trong xã hội.

Chương trình xây dựng nông thôn mới thực hiện chậm, nhiều nơi thiếu nguồn lực, trông chờ vào sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên.

Đời sống của dân cư nông thôn chìn chung còn thấp, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa miền xuôi và miền núi, giữa các vùng miền có xu hướng gia tăng.

Thảo luận tại buổi làm việc, các thành viên của Ban Chỉ đạo đề nghị ban soạn thảo bổ sung vào các dự thảo đánh giá về phát triển kinh tế rừng, kinh tế biển sau 5 năm thực hiện Nghị quyết. Có ý kiến cho rằng, triển khai thực hiện Nghị quyết 26 và phong trào xây dựng nông thôn mới, dưới sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, một bộ phận nông dân sáng tạo, kiên trì đã có đời sống khá giả.

Qua 5 năm thực hiện, thực tế cho thấy cần thiết phải thay đổi bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với tình hình mới và đặc thù các địa phương. Các đại biểu cũng đề nghị ban soạn thảo đánh giá tổng quan hơn việc xây dựng, triển khai các chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp; kết quả công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề cho nông thôn.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường đề nghị điều chỉnh mức tăng trưởng nông nghiệp ở mức 3-3,5% cho phù hợp với điều kiện hiện nay.

Ông Cường cũng đề nghị cần có chính sách đặc thù cho người trồng lúa, vùng trồng lúa để cân đối thu nhập, đảm bảo đời sống cho nông dân, đồng thời giữ vững an ninh lương thực quốc gia, khắc phục tình trạng nông dân bỏ trồng lúa.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, cần hoạch định phát triển nông nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường với mặt bằng cạnh tranh bình đẳng. Ngoài ra, cần linh hoạt trong định khung diện tích đất sản xuất lúa sao cho bám sát tình hình cán cân cung cầu lương thực thế giới để vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa tránh việc cung thừa, cầu thấp, đảm bảo duy trì sản xuất nông nghiệp giá trị cao.

(TTXVN) 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành sắp xếp bộ máy

Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành sắp xếp bộ máy

(Thanh tra) - Với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm vào đầu tháng 1/2025.

Hải Hà

17:54 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm