Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 09/06/2015 - 06:31
(Thanh tra)- Trao đổi với PV Báo Thanh tra bên hành lang Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Bùi Đức Thụ nhấn mạnh, cần có giải pháp hữu hiệu, điều hành quyết liệt giữ nợ công trong ngưỡng an toàn để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Bùi Đức Thụ
- Nợ công tiếp tục gia tăng với tốc độ cao, trong năm 2015, dự báo nghĩa vụ trả nợ khoảng 31% so với tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN). Dư luận cho rằng, cần cấp thiết phải xem xét toàn diện đến nợ công. Quan điểm của ông về vấn đề này?
+ Nợ công phụ thuộc vào việc phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư các dự án công trình trọng điểm như giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, cũng như phụ thuộc vào mức thanh toán nợ hàng năm. Nếu bội chi tăng lên, thì rõ ràng làm nợ công tăng, nhưng nếu chúng ta tăng chi trả nợ lớn hơn số tăng bội chi thì dư nợ công của ta lại giảm chứ không tăng. Để xem xét mức dư nợ công thay đổi như thế nào, đúng là phải xem xét toàn diện tất cả các yếu tố tác động đến nợ công.
- Trong bối cảnh nước ta hiện nay, nhu cầu chi cho đầu tư phát triển vẫn rất cần thiết nên sức ép lên nợ công vẫn không hề giảm?
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, mỗi năm khoảng từ 7 - 8 tỷ USD. Số tiền đó, tôi cho rằng cân đối NSNN không thể đáp ứng được, mà nếu đáp ứng được nhu cầu chi thì bội chi sẽ bùng lên, nợ công sẽ vượt trần cho phép, đe dọa an ninh tài chính quốc gia. Cho nên, để đáp ứng đòi hỏi xã hội mà vẫn giữ nợ công trong giới hạn cho phép, Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã ban hành nghị quyết thực hiện xã hội hóa đối với đầu tư công, đặc biệt là đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dưới nhiều hình thức như BOT nên đã thu hút được lượng vốn rất lớn của xã hội.
Chúng ta cũng xem xét tình trạng nhượng quyền khai thác kinh doanh đối với cơ sở hạ tầng hiện có để tạo nguồn vốn trong nước, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình hình thành hệ thống giao thông, hạ tầng một cách thuận lợi, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Dù vậy, nợ công vẫn là khoản nợ Nhà nước phải trả. Nếu chúng ta không có kế hoạch từ bây giờ sẽ khó đảm bảo an toàn tài chính quốc gia?
+ Đúng vậy, nợ công là nợ NSNN phải chi trả. Theo quyết toán NSNN năm 2013, tính đến 31/12/2013, nợ công của Việt Nam đã lên mức 1.954.000 tỷ đồng, chiếm 54,5% GDP. Chúng tôi đánh giá, cuối năm 2015, nợ công sẽ chiếm khoảng 64% GDP và đến cuối năm 2016 sẽ tiến đến sát trần, gần khoảng 65% GDP và sẽ tiếp tục giảm sau năm 2016. Nếu như chúng ta thu tăng, chi giảm, bội chi giảm, thậm chí thu lớn hơn chi thì ngân sách kết dư, khi đó sẽ có điều kiện, có nguồn để thanh toán nợ tốt hơn. Đây là vấn đề lớn nên cần có giải pháp hữu hiệu, điều hành quyết liệt để kiềm chế nợ công, kiềm chế gia tăng bội chi, giữ nợ công trong ngưỡng an toàn để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
- Có ý kiến cho rằng, để nhìn bức tranh nợ công toàn diện, Việt Nam nên tính nợ của doanh nghiêp (DN) vào nợ công. Ông có thể nói gì về điều này?
+ Nợ DN thì DN phải chịu trách nhiệm thanh toán. Trong các loại hình DN có DN tư nhân, DN hợp danh là phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ mà các DN đó phải chịu trách nhiệm. Đối với DN TNHH chịu trách nhiệm trong mức vốn cho phép của DN đó. Do đó, không tính vào nợ công theo thông lệ quốc tế cũng như pháp luật của Việt Nam. Nợ công chỉ gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.
- Thực tế, quỹ tích lũy trả nợ của Nhà nước hiện gánh nhiều món nợ của DN, nhất là DN xi măng, xây dựng…?
+ Quỹ tích lũy trả nợ chính là thu hồi các khoản nợ mà do Nhà nước đầu tư hoặc Nhà nước bảo lãnh từ nguồn vốn vay ngoài nước. Căn cứ vào việc Nhà nước bảo lãnh cho các DN vay vốn ngoài nước, thì theo lộ trình, cam kết, các DN sử dụng vốn phải trích phần khấu hao, cũng như mức trả nợ phải nộp vào quỹ này. Trường hợp DN này phá sản, không bảo tồn được vốn, không trả được hết nợ đúng hạn vào quỹ này thì rõ ràng đó là trách nhiệm của Nhà nước phải trả, bởi vì đây là khoản vay do Nhà nước bảo lãnh.
- Xin cảm ơn ông!
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Đặng Ngọc Hậu đã chủ trì họp thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị của tỉnh Sơn La.
Trần Kiên
19:26 12/12/2024(Thanh tra) - Với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm vào đầu tháng 1/2025.
Hải Hà
17:54 12/12/2024N. Phó
16:05 12/12/2024Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý