Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 10/04/2023 - 09:35
(Thanh tra) - Thời gian kỳ họp thứ 5 này dự kiến khá dài nên Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cho ý kiến cách thức tổ chức kỳ họp để có chất lượng cao, theo phương án làm một lèo là tốt nhất, nếu không có thể giãn ra 1 tuần.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: P.Thắng
Sáng ngày 10/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên họp thứ 22. Một trong những nội dung tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số nội dung chuẩn bị kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, dự kiến khai mạc vào tháng 5 tới.
"Không đảm bảo chất lượng và quy trình, đến phút bù giờ vẫn phải bỏ lại"
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kỳ họp thứ 5 là kỳ họp hết sức quan trọng, công tác lập pháp rất nặng, có thể “gấp đôi bình thường” khi dự kiến sẽ thông qua và cho ý kiến 16 dự án luật, 4 dự thảo nghị quyết.
Dự kiến tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua 7 luật và 4 nghị quyết có tính quy phạm pháp luật, chưa kể nghị quyết chung của kỳ họp. Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến 9 dự án luật khác.
Theo Chủ tịch Quốc hội, trong số các dự án luật sẽ thông qua, cho ý kiến, có 6 dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp 4, vừa qua trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách đã cơ bản đạt sự đồng thuận giữa cơ quan soạn thảo và thẩm tra; 1 dự án luật được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và sẽ xem xét thông qua theo quy trình 1 kỳ họp.
Đồng thời xem xét cho ý kiến 9 dự án luật khác, gồm Dự án Luật Đất đai, được thảo luận lần thứ hai sau khi đã tiếp thu hoàn thiện ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 và lấy ý kiến nhân dân.
“Điều quan trọng nhất là tiến độ chuẩn bị và gửi hồ sơ. Ngay cả một số dự án luật sắp xem xét vài ngày tới nhưng tới nay chưa có hồ sơ chính thức Chính phủ trình nên rất khó khăn cho công tác thẩm tra và cho ý kiến”, ông Vương Đình Huệ nêu ý kiến.
Ông đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến kỹ hơn về công tác phối hợp trong việc này. Nếu gấp quá, theo ông Huệ, sẽ không đảm bảo và chất lượng sẽ bị hạn chế.
Chủ tịch Quốc hội quán triệt tinh thần “những thứ không đảm bảo chất lượng và quy trình thì đến phút bù giờ vẫn phải bỏ lại”.
Kỳ họp 5 làm một lèo là tốt nhất, nếu không có thể giãn ra 1 tuần
Cũng tại kỳ họp thứ 5, theo dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và kết quả sơ bộ, kế hoạch 2023 cùng nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thời gian kỳ họp này dự kiến khá dài nên Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cho ý kiến về việc có thể tách làm 2 đợt để các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm có thể giải quyết vấn đề cấp bách ở địa phương và các cơ quan trình có thêm thời gian trình, chuẩn bị.
Trường hợp đã chuẩn bị kỹ lưỡng, mọi thứ sẵn sàng thì có thể làm một lèo, không cần kéo dài thời gian.
“Đề nghị các đồng chí cho ý kiến thêm về cách thức tổ chức kỳ họp để có chất lượng cao. Theo phương án làm một lèo là tốt nhất, nếu không có thể giãn ra 1 tuần, nạp năng lượng để làm tiếp”, ông Vương Đình Huệ gợi ý.
Tại phiên họp 22, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến dự kiến Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Theo Chủ tịch Quốc hội, nhiệm kỳ này công tác lập pháp có tính hệ thống, bài bản, trong kế hoạch có 137 nhiệm vụ đề xuất cho cả nhiệm kỳ đến nay đã thực hiện xong 111 nhiệm vụ, 24 nhiệm vụ đã chuyển thành đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua.
Nhiều nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát thì sẽ được tiếp tục đề xuất trong thời gian tới, ông Vương Đình Huệ nêu rõ.
Với dự kiến chương trình năm 2024, Chủ tịch Quốc hội cho hay, nếu không có gì thay đổi thì sẽ có cả sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội, đó là Dự án Luật Bản dạng giới. Đây cũng là nét mới, một số khoá trước đã có sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội nhưng chưa được thông qua, theo ông Vương Đình Huệ.
Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về về báo cáo của đoàn giám sát tối cao của Quốc hội về chuyên đề việc huy động quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch Covid - 19 và việc thực hiện chính sách pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, phải thực hiện việc này và dần đưa vào nề nếp theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Bởi thực tế, có những sai phạm cụ thể được xử lý rất nghiêm, nhưng khi ban hành một văn bản sai gây hậu quả nghiêm trọng, gây ách tắc các vấn đề lại chưa được đánh giá, xem xét kỹ lưỡng trách nhiệm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương