Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 16/04/2022 - 21:10
(Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị nghiên cứu, làm rõ việc bắt ép “lựa chọn giới tính thai nghi” có phải là hành vi bạo lực gia đình không. “Nhiều trường hợp phụ nữ có thai không đúng theo ý muốn, mấy ông chồng hành hạ cho khủng khiếp lắm”, ông Vương Đình Huệ cho hay.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X
Chiều ngày 16/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng, phức tạp hơn
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình cho biết, sau gần 15 năm thực hiện, luật hiện hành đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, góp phần bảo vệ người bị bạo lực gia đình, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Bạo lực gia đình vẫn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Nhiều vụ việc có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành.
“Vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng, đa dạng, phức tạp hơn đã và đang để lại những hậu quả nặng nề cho nhiều gia đình, gây ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội.
Nếu không được giải quyết kịp thời, bạo lực gia đình sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của gia đình, làm xói mòn các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm suy yếu động lực phát triển và là rào cản đối với tiến trình phát triển bền vững của đất nước”, Bộ trưởng Hùng nói.
Từ đó, Bộ trưởng Hùng cho rằng, việc sửa đổi Luật Phòng chống bạo lực gia đình hiện hành là “thực sự cần thiết”.
Dự thảo luật gồm 6 chương, 62 điều, tăng 16 điều so với luật hiện hành, tập trung vào 3 nhóm chính sách gồm: Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Nhận định chắc chắn dự án luật này sẽ nhận được sự quan tâm lớn của Quốc hội và cả xã hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để nhận diện đầy đủ hơn về các hành vi bạo lực gia đình.
“Nhiều khi bạo lực tinh thần còn nguy hiểm hơn bạo lực về thể chất. Phụ nữ và trẻ em là các đối tượng bị bạo lực tinh thần nhiều nhất”, ông Huệ nói.
“Phòng, chống bạo lực gia đình là lĩnh vực nhạy cảm, nhiều nội dung riêng tư trong mối quan hệ gia đình, được điều chỉnh bởi cả quy phạm đạo đức, tập quán, quy phạm pháp luật... và việc khắc phục tình trạng bạo lực gia đình đòi hỏi phải sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ, cả về kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, pháp luật và phải mang tính toàn diện”, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết.
Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, hồ sơ dự án luật đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3.
Đề nghị không dạy hoặc dạy thái quá là bạo lực với học sinh
Góp ý cụ thể vào dự án luật, ông Huệ nêu loạt vấn đề như “bạo lực tình dục không giao hợp”, “hãm hiếp trong hôn nhân” hay vấn đề phổ biến là “lựa chọn giới tính thai nhi” và đặt câu hỏi: Đây có phải là bạo lực gia đình hay không?
“Nhiều chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn giới tính thai nhi bắt buộc cũng là hành vi bạo lực gia đình, liên quan đến giới. Vậy việc bắt ép, bạo hành trong lựa chọn giới tính thai nhi có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không thì chúng ta phải tính toán xét cả về khía cạnh pháp lý và thực tiễn”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Vấn đề nữa, theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải quy định rõ, cụ thể cơ quan nào là chủ trì, cơ quan nào là phối hợp trong việc phòng ngừa bạo lực gia đình để quy trách nhiệm cụ thể.
“Những vụ việc như cháu bé 3 tuổi bị người tình của mẹ đóng đinh vào đầu thì việc phát hiện ngăn chặn xử lý không kịp thời thì quy trách nhiệm cho ai?”, ông Huệ nêu và cho rằng, nếu không quy định rõ trách nhiệm, ai cũng nghĩ việc chính của người khác thì hiệu quả công việc sẽ không cao.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề cập đến bạo lực gia đình liên quan việc dạy và học tập của trẻ em vì thời gian gần đây đã xảy ra các sự việc đau lòng.
“Những kỳ vọng quá lớn của cha mẹ với con cái dẫn đến yêu cầu các cháu phải học đến 3 - 4 giờ sáng cũng như mong muốn con cái cứ phải được điểm 10, phải đi theo nghề nghiệp cha mẹ, trở thành hãnh diện của cha mẹ đã tạo ra áp lực, vượt quá năng lực, khả năng của trẻ em”, Bộ trưởng Sơn nói và đề nghị cần diễn đạt rõ khi trong dự thảo mới nêu không được tạo áp lực trong lao động, học tập.
Ông Sơn cũng đề nghị, nên xem xét việc không dạy hoặc dạy con thái quá; cưỡng ép trong lựa chọn, định hướng nghề nghiệp trái với nguyện vọng của trẻ em là bạo lực gia đình.
Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh thành, giai đoạn 2009 - 2021, trên cả nước có 324.641 vụ bạo lực gia đình
Trong khi đó, điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ công bố năm 2020 cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác/hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an.
Không chỉ với phụ nữ, bạo lực gia đình với trẻ em, phụ nữ cũng diễn ra phổi biến và có nhiều vụ việc nghiêm trọng.
Nghiên cứu về bạo lực gia đình do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện năm 2019 chỉ ra có 69% trẻ em cho biết đã từng bị bố mẹ xử phạt bằng bất kỳ hình thức nào như đánh, đấm, đạp, tát… và 31,6% cha mẹ thừa nhận họ đã xử phạt con bằng hình thức bạo lực.
Trẻ em cũng là nhóm xã hội có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục trong gia đình, theo đó trong số trẻ bị xâm hại tình dục có tới 21,3% bị chính người thân trong gia đình xâm hại.
Bạo lực gia đình với người cao tuổi diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương với các hành vi như “bỏ mặc không quan tâm về tình cảm” chiếm 10,2%, “không quan tâm, chăm sóc ăn uống, thuốc men” chiếm 8,5%. Ngoài ra còn có hành vi khác như bị ép buộc lao động, bị tranh giành tài sản thừa kế, bị đập phá tài sản, tịch thu tiền, bị coi thường, sỉ nhục, quát mắng, dọa nạt….
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương