Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 10/12/2013 - 14:20
(Thanh tra) - Sáng nay (10/12), Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đến thăm và làm việc với Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra từ đầu nhiệm kỳ đến nay (2011 - 2013).
Chủ tịch Nước đánh giá cao những kết quả đã đạt được của ngành Thanh tra và Thanh tra Chính phủ. Ảnh: Thảo Nguyên
Phát hiện vi phạm hơn 82.136 tỷ đồng
Báo cáo Chủ tịch Nước, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh, ngành Thanh tra đã có nhiều cố gắng và tạo được sự chuyển biến về trách nhiệm, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đó công tác thanh tra đã đi vào trọng tâm, trọng điểm; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có tiến bộ rõ rệt, nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài đã được giải quyết; công tác phòng, chống tham nhũng có chuyển biến, từng bước tạo được niềm tin cho nhân dân.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay (2011 - 2013), toàn ngành Thanh tra đã triển khai 23.034 cuộc thanh tra hành chính; 367.176 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm hơn 82.136 tỷ đồng, 293.708 ha đất; kiến nghị thu hồi hơn 40.036 tỷ đồng; 14.752 ha đất; xử phạt hơn 21.420 tỷ đồng; xử phạt khác hơn 40.983 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật 2.946 tập thể, 5.443 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 192 vụ, 259 người.
Riêng Thanh tra Chính phủ ban hành 63 kết luận thanh tra, phát hiện vi phạm hơn 56.718 tỷ đồng; 9.843 ha đất; kiến nghị thu hồi 20.858 tỷ đồng; xử lý 35.959 tỷ đồng; kiến nghị kiểm điểm, xử lý tập thể, cá nhân vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 33 vụ.
Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kế hoạch 1130 và phối hợp các bộ, ngành, kiểm tra, rà soát 528 vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đã giải quyết 466 vụ, đạt tỷ lệ 88,26%. Số vụ còn lại đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đang giải quyết.
Trong công tác phòng, chống tham nhũng, toàn ngành đã phát hiện 319 vụ, 517 người có dấu hiệu tham nhũng với hơn 489 tỷ đồng; 9,4 ha đất; kiến nghị thu hồi 485,5 tỷ đồng; 6,3 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 17 tập thể, 218 cá nhân, xử lý trách nhiệm 52 người đứng đầu; chuyển cơ quan điều tra 111 vụ, 235 người.
Công tác xây dựng thể chế được chú trọng hơn, nhiều văn bản được xây dựng ban hành; công tác xây dựng nội bộ được tập trung thực hiện, cơ bản được kiện toàn, tạo được thế chủ động, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cũng nhận định, chuyển biến trong công tác thanh tra chưa đều, chưa có chiều sâu, hiệu quả xử lý sau thanh tra chưa cao. Tình hình khiếu nại, tố cáo còn diễn biến và tiềm ẩn phức tạp, khiếu kiện vượt cấp chưa giảm. Công tác phòng, chống tham nhũng chưa tạo được sự chuyển biến đồng bộ, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng chưa cao; công tác xây dựng nội bộ chuyển biến chưa toàn diện, tổ chức, bộ máy thanh tra chưa được thống nhất, tập trung…
Đề xuất nâng cao vị thế, thẩm quyền thanh tra
Để bảo đảm ngành Thanh tra hoàn thành nhiệm vụ phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Chính phủ đề xuất Chủ tịch Nước có ý kiến chủ trương xây dựng “Chiến lược Phát triển ngành Thanh tra” và sửa đổi Luật Thanh tra theo hướng: Nâng cao tính hệ thống của ngành Thanh tra; vị thế chính trị của người đứng đầu cơ quan thanh tra; đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chính phủ, của ngành Thanh tra, nhất là thanh tra chuyên ngành; tăng thẩm quyền cho cơ quan thanh tra.
Chỉ đạo các cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát tăng cường phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhất là trong việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại hành chính; trao đổi thông tin và đánh giá các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để thanh tra chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự…
Các đại biểu tham dự đồng tình với báo cáo, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và cho rằng cần thiết phải nâng cao vị thế, thẩm quyền của ngành Thanh tra.
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nhận định, Thanh tra Chính phủ đề xuất khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, cơ quan thanh tra phải chuyển sang thực hiện quyền điều tra sơ bộ để làm rõ, củng cố hồ sơ, tài liệu, kết luận ban đầu và kiến nghị khởi tố rồi mới chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra là rất trúng và đúng, cần tiếp tục nghiên cứu. Không có lý do gì mà một số cơ quan khác như hải quan, kiểm lâm được khởi tố vụ án mà cơ quan thanh tra lại không.
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những kết quả đã đạt được ngành Thanh tra trong đầu nhiệm kỳ (2011 - 2013) cũng như đồng tình với các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ. “Suy nghĩ của các đồng chí về việc tăng cường vị thế, thẩm quyền của thanh tra là rất đúng, các kiến nghị tôi đồng ý”, Chủ tịch Nước nói.
Chủ tịch Nước nhấn mạnh, ngành Thanh tra đã phát hiện sai phạm hàng nghìn tỷ đồng, đưa ra các kiến nghị xử lý kịp thời. Giải quyết khiếu nại, tố cáo rất vất vả nhưng thanh tra đã làm được rất nhiều. Công tác phòng, chống tham nhũng cũng có chuyển biến tích cực… “Với khối lượng làm rất lớn, ngành Thanh tra đã góp phần tăng cường quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, làm yên lòng dân. Song, vẫn có những mục tiêu vẫn chưa đạt, ngay cả chính các đồng chí cũng chưa thấy hài lòng. Khi phát hiện sai phạm tại một đơn vị, tôi hình dung phải có chuyển biến ngay, nhưng tôi thấy còn ít”.
Theo Chủ tịch Nước, qua thanh tra phát hiện nhiều sai phạm, điều đó nói lên khâu quản lý Nhà nước có vấn đề. Khiếu nại, tố cáo nhiều, phức tạp có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính sách chưa phù hợp, cơ quan quản lý Nhà nước làm sai. Vì vậy, ngành Thanh tra cần tiếp tục nâng cao trách nhiệm, kịp thời đưa ra các kiến nghị sửa đổi chính sách để hợp lòng dân. Nếu tỷ lệ khiếu nại, tố cáo sai cao do người dân chưa hiểu chính sách pháp luật thì phải tăng cường tuyên truyền, nhưng vấn đề đầu tiên là phải sửa cái sai từ các cơ quan Nhà nước.
Chủ tịch Nước tin tưởng ngành Thanh tra sẽ khắc phục khó khăn, tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Thời gian tới, ngành Thanh tra tập trung thanh tra công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, quản lý vốn đầu tư, quản lý nợ công; việc sử dụng, quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các ngân hàng, các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước; thanh tra chương trình, mục tiêu quốc gia; thanh tra chuyên đề diện rộng về bố trí, quyết toán vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết trên 85% vụ việc phát sinh. Tập trung tham mưu cho các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng; tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao… |
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành