Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Năm 2025 Quốc hội giám sát tối cao việc bảo vệ môi trường

Hương Giang

Thứ bảy, 08/06/2024 - 21:49

(Thanh tra) - Quốc hội quyết định trong năm 2025 giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Với 466/467 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, chiều 8/6.

Theo đó, Quốc hội quyết định trong năm 2025 giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Báo cáo giám sát chuyên đề này sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 10.

Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.

Cũng tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Cảng Hàng không quốc tế Long Thành; Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; Dự án Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án Đường vành đai 3, TP Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Quốc hội cũng xem xét công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; về kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Trước khi Quốc hội bấm nút thông qua nghị quyết, trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết có ý kiến đề nghị Quốc hội tiến hành giám sát tối cao 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và nguồn nhân lực.

Ý khác đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc lựa chọn giám sát chuyên đề về quản lý, sử dụng tài sản công và giải ngân vốn đầu tư công để giám sát trong năm 2025…

Về nội dung này, theo ông Cường, sau khi cân nhắc nhiều mặt, để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội và được đại đa số các vị đại biểu Quốc hội nhất trí, quyết định lựa chọn 1 chuyên đề để Quốc hội giám sát tối cao và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 1 chuyên đề.

Cạnh đó, một số nội dung như đề xuất của đại biểu đã được lồng ghép trong xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Ông Bùi Văn Cường cũng cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội cân nhắc lựa chọn những vấn đề được cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội quan tâm để tiến hành giám sát theo hình thức phù hợp.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo xác định trọng tâm, trọng điểm khi xây dựng dự thảo nghị quyết thành lập đoàn giám sát trình Quốc hội và khi xây dựng kế hoạch chi tiết của đoàn giám sát.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số có thể phải nộp thuế doanh nghiệp

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số có thể phải nộp thuế doanh nghiệp

(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.

Hương Giang

10:49 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm