Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không để chậm trễ, nợ đọng 5 dự án luật

Thứ năm, 17/07/2014 - 15:34

(Thanh tra) - “Bảo đảm tính kịp thời, đúng tiến độ, không để chậm trễ, không để nợ đọng văn bản; đồng thời đảm bảo chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật, đó là tính hợp pháp, hợp hiến, khả thi”. Đó là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật trong hai ngày 16 - 17/7.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp. Ảnh: Thảo Nguyên

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chức năng xây dựng thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách… của Chính phủ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước muốn đi vào cuộc sống phải được thể chế hóa, cụ thể hóa bằng luật pháp, bằng cơ chế, chính sách. Luật pháp có tốt, đúng, phù hợp thì công tác quản lý điều hành của Nhà nước sẽ hiệu lực, hiệu quả và ngược lại.

Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe các tờ trình từ các bộ chủ trì soạn thảo, báo cáo thẩm định và tập trung thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Dự án Luật Dân số; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán; Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Xác định rõ vai trò của Chính phủ, mô hình tổ chức chính quyền địa phương

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) được đề ra nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, xây dựng Chính phủ mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; hệ thống hành chính Nhà nước thống nhất, thông suốt, phát huy mạnh mẽ dân chủ và pháp quyền, phục vụ nhân dân, kiến tạo, phát triển đất nước.

Dự thảo luật gồm 8 chương, 45 điều; quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ; nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ; bộ, cơ quan ngang bộ; nhiệm vụ, quyền hạn của bộ trưởng…

Ý kiến của các thành viên Chính phủ cho rằng, cần xác định rõ vai trò của Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, cơ quan hành pháp và cơ quan chấp hành của Quốc hội. Dự án luật cần bám sát hơn nữa vào tinh thần và các quy định cụ thể của Hiến pháp 2013; thể hiện rõ hơn quy định về sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong thực hiện nhiệm vụ chung; sự phân cấp, phân quyền trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước; đề cao sự chủ động của các thành viên Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành…

Đối với Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhiều thành viên Chính phủ cho rằng, cần bảo đảm được sự thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, phát huy dân chủ. 

Các thành viên Chính phủ cũng tập trung làm rõ những vấn đề lớn của Dự án Luật như về mô hình tổ chức chính quyền địa phương; tổ chức và tên gọi cơ quan hành chính quận, phường; mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm thành viên UBND các cấp…

Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương có 8 chương và 158 điều; quy định cụ thể về tổ chức đơn vị hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND; tổ chức và hoạt động của HĐND; tổ chức và hoạt động của UBND; tổ chức chính quyền địa phương trong trường hợp thay đổi đơn vị hành chính và trong trường hợp đặc biệt…

Cho ý kiến về những định hướng lớn trong xây dựng 2 dự án trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến phát biểu, đóng góp của các thành viên Chính phủ để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện trên tinh thần bám sát Hiến pháp, thực tiễn và kế thừa các luật hiện hành.

Đẩy nhanh hoàn thiện dự án luật

Thảo luận về Dự án Luật Dân số (có 9 chương, 59 điều), các thành viên Chính phủ khẳng định sự cần thiết xây dựng; đồng thời tập trung đóng góp ý kiến vào những nội dung lớn của Dự án Luật liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Luật; tên của Luật; chính sách của Nhà nước về dân số…

Đối với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, các thành viên Chính phủ cho rằng, sau 10 năm thực hiện Luật Kế toán đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán là cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kế toán, đặc biệt là nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán; tạo điều kiện phát triển ngành Kế toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo điều kiện tăng cường quản lý, giám sát của Nhà nước, giám sát của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân trong lĩnh vực kế toán.

Các thành viên Chính phủ cũng đóng góp nhiều ý kiến đối với Dự án Luật liên quan đến nguyên tắc kế toán, loại hình doanh nghiệp làm dịch vụ kế toán, điều kiện về vốn đối với doanh nghiệp làm dịch vụ kế toán, tổ chức nghề nghiệp kế toán, quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực kế toán…

Với 17 chương, 162 điều, Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã nêu cụ thể, quy định rõ khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật; quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; việc tăng cường dân chủ, phát huy trách nhiệm công dân trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật... nhằm đổi mới cơ chế, quy trình xây dựng, khắc phục các bất cập, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.

Ngoài ra, tại phiên họp, các thành viên Chính phủ cũng nghe báo cáo, đóng góp ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc; Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ để bổ sung, hoàn thiện các Dự án Luật, Dự thảo Nghị quyết.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm