Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 08/09/2014 - 18:10
(Thanh tra) - Cho ý kiến Dự án Luật Căn cước công dân (CCCD) chiều ngày 8/9, nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội bày tỏ băn khoăn và cho rằng, không cần thiết “xóa sổ” Giấy Khai sinh bằng việc cấp Thẻ CCCD cho người chưa đủ 14 tuổi...
Đại biểu Ngô Văn Minh (tỉnh Quảng Nam) cho rằng, Giấy Khai sinh có tội tình gì mà đổi thành Thẻ CCCD. Ảnh: Thảo Nguyên
Băn khoăn...
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), việc cấp Thẻ CCCD cho người chưa đủ 14 tuổi nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của công dân theo Hiến pháp năm 2013, không có sự phân biệt công dân theo độ tuổi; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong giao dịch, giảm thủ tục hành chính, góp phần hiện đại hóa, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước. Theo đó, trẻ em khi sinh ra vẫn làm thủ tục đăng ký khai sinh nhưng thay cho việc cấp Giấy Khai sinh sẽ được cấp Thẻ CCCD, trong đó có ghi số định danh cá nhân.
Tuy nhiên, bày tỏ băn khoăn, ĐB Nguyễn Anh Sơn (tỉnh Nam Định) đặt một loạt câu hỏi: Cấp Thẻ CCCD cho trẻ em dưới 14 có thực sự lợi trong điều kiện cơ sở vật chất hiện nay? Trẻ em dưới 14 tuổi luôn gắn liền với cha mẹ, nếu Thẻ CCCD không thể hiện tên cha mẹ, các cơ quan cung cấp dịch vụ có đủ điều kiện để xác minh tên cha mẹ của trẻ qua Thẻ CCCD?. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật vẫn qui định phải có Giấy Khai sinh, thì liệu cấp Thẻ CCCD có thay thế?
"Nếu không thay thế hoàn toàn được thì không nên tiêu tốn hàng trăm triệu để cấp Thẻ CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi”, ĐB Nguyễn Anh Sơn nói và đề nghị nên cân nhắc.
“Giấy Khai sinh có tội tình gì mà đổi thành Thẻ CCCD”, ĐB Ngô Văn Minh (tỉnh Quảng Nam) đặt vấn đề, việc thực hiện đăng ký khai sinh là đội ngũ công chức hộ tịch. Ngành Tư pháp nhiều năm dày công xây dựng giờ theo Dự thảo Luật này thì chỉ làm thay cho công an, điều này không đúng nguyên tắc “1 việc do 1 bộ quản lý”.
ĐB Ngô Văn Minh đề xuất, nếu phải cấp Thẻ CCCD ngay từ khi sinh ra thì giao luôn cho công an. Còn việc, cấp đổi theo độ tuổi thì rất tốn kém cho xã hội cho nên chỉ qui định thời hạn cố định phải đổi Thẻ CCCD. “Tôi vẫn chưa yên tâm về tính khả thi”, ĐB Ngô Văn Minh nói.
Bày tỏ đồng quan điểm, ĐB Trần Đình Long (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật) cũng cho rằng, không cần thiết cấp Thẻ CCCD cho trẻ dưới 14 tuổi vì hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ em sinh ra thì sẽ phải cấp 2 triệu thẻ (cấp mới và cấp lại) trong khi hiệu quả sử dụng không nhiều. Trong khi đó, Giấy Khai sinh đã được Quốc hội và quốc tế thừa nhận là giấy tờ công nhận sự có mặt của một cá nhân thì không thể bị thay thế.
Ngoài ra, theo ĐB Trần Đình Long, qui định về thời hạn sử dụng Thẻ như Dự thảo Luật (thẻ của người dưới 15 tuổi là từ khi cấp thẻ đến khi người đó đủ 14 tuổi; thẻ của người từ 15 tuổi đến dưới 25 tuổi là 10 năm, kể từ ngày cấp; thẻ của người từ đủ 25 tuổi đến dưới 70 tuổi là 15 năm, kể từ ngày cấp; không xác định hạn sử dụng đối với thẻ của người từ 70 tuổi trở lên) thì năm nào cũng phải cấp lại 4 - 5 triệu thẻ, đó là chưa tính đến số thẻ cấp lần đầu, số liệu trùng lắp khi cấp Thẻ CCCD. “Vấn đề này cần phải tính để bảo đảm tính hiệu quả của Dự án Luật”, ĐB Trần Đình Long lưu ý.
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Dự thảo Luật CCCD Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy không quy định Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư, nhưng có quy định về thông tin được xác lập từ Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư để xây dựng Cơ sở Dữ liệu CCCD. Tuy nhiên, nhiều ý kiến ĐB Quốc hội đề nghị bổ sung một chương quy định về Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư làm căn cứ pháp lý để Chính phủ triển khai xây dựng Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ công tác quản lý Nhà nước về dân cư theo Đề án 896 của Chính phủ.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết, tiếp thu ý kiến ĐB Quốc hội, Dự thảo Luật lần này đã bổ sung chương “cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”. Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phải được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng các thông tin, tài liệu trong cơ sở này. Các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành cũng phải bổ sung kịp thời các nội dung thông tin cơ bản của công dân vào Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư.
“Việc cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng các thông tin, tài liệu giữa Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan bảo đảm an toàn, hiệu quả”, Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa nhấn mạnh.
UBTVQH cho rằng, với nguồn lực về con người, tổ chức, cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng thông tin, tài liệu, thông tin sẵn có, kinh nghiệm đã tích lũy, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, chính quyền địa phương thì việc triển khai đồng bộ xây dựng Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư trên toàn quốc theo lộ trình đến năm 2020 là khả thi.
ĐB Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội) lưu ý, ở nước ngoài có hệ thống Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân nên người dân không cần đến Thẻ CCCD. Chỉ cần khai báo thông tin cơ bản, cơ quan Nhà nước có thể biết hết thông tin về người đó. Dự thảo Luật chưa có sự kết nối này khi xây dựng Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư, cho nên cần tận dụng hệ thống tàng thư căn cước hiện có.
Có thể công dân cùng lúc có cả chứng minh nhân dân 9 số, 12 số và Thẻ CCCD Để bảo đảm công tác chuẩn bị, xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật này và các điều kiện bảo đảm khác, UBTVQH đề nghị quy định thời gian có hiệu lực của luật từ 1/1/2016, thống nhất với thời gian có hiệu lực của Luật Hộ tịch. Trong thời gian từ khi luật có hiệu lực đến khi đưa Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư vào khai thác, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, cho phép Chính phủ căn cứ vào tình hình thực tiễn của từng địa phương, quyết định việc thực hiện các quy định mới về cấp, quản lý Thẻ CCCD cho phù hợp, đồng thời yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp nhận việc công dân sử dụng một trong ba loại giấy tờ chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số, Thẻ CCCD để giao dịch là có giá trị pháp lý như nhau; khắc phục các hiện tượng gây phiền hà, sách nhiễu công dân khi sử dụng Thẻ CCCD. |
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình