Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Họp báo thông tin nội dung Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thứ bảy, 26/01/2019 - 10:05

(Thanh tra) - Chiều 25/01, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Họp báo thông tin về nội dung Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Hữu Doãn phát biểu

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Hữu Doãn cho biết: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW của Bộ Chính trị, khoá IX về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kinh tế Hải Phòng tăng trưởng khá cao, bình quân gấp 1,68 lần mức tăng chung của cả nước; năm 2017 quy mô kinh tế cao gấp 4,27 lần so với năm 2003; giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người đạt 3.694 đô la Mỹ (USD), gấp 1,54 lần bình quân chung của cả nước, tăng 5,43 lần so với năm 2003.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá; mô hình tăng trưởng chuyển mạnh từ chiều rộng sang chiều sâu; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội; có nhiều đóng góp cho phát triển tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, liên kết vùng và phát triển kinh tế đối ngoại.

Hải Phòng đã khẳng định được là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; hệ thống cảng biển, hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh, có bước phát triển đột phá theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đạt kết quả tích cực, đời sống, vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ có bước phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng, dần khẳng định là một trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ.

Chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện có hiệu quả, tỉ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được coi trọng, đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực và toàn diện trên các lĩnh vực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được nâng cao.

Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; thế trận quốc phòng toàn dân được củng cố vững chắc; quan hệ đối ngoại, họp tác quốc tế được tăng cường và mở rộng.

Nghị quyết 45-NQ/TW đưa ra mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nghị quyết tập trung vào 8 nhóm giải pháp trọng tâm, bao gồm: Huy động và sử dung có hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó các nguồn lực xã hội (cả trong nước và ngoài nước) là động lực quan trọng, các nguồn lực Nhà nước giữ vai trò định hướng dẫn dắt.

Coi trọng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh, hiện đại, gắn kết chặt chẽ giữa đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới, tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, đẩy mạnh liên kết vùng trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, các địa phương ven biển Đông Bắc, hai hành lang kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Xây dựng, phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.

Tập trung chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị một cấp và hai cấp hành chính; nghiên cứu mô hình cơ quan quản lý cảng của các nước để đề xuất áp dụng khi điều kiện cho phép.

Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo phương châm "hướng về cơ sở".

Phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt dân chủ cơ sở: Thường xuyên lắng nghe, tiếp thu, giải trình ý kiến phản ánh của nhân dân.

Tổ chức tốt công tác tiếp dân, xử lý khiếu nại, tố cáo; không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài; coi đây là nhiệm vụ chỉ đạo thường xuyên và phản ánh mức độ hoàn thành trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền.

Không ngừng chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đôi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thế nhân dân.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và gắn bó mật thiết với nhân dân.

Kim Thành

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm