Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội: Xây dựng cơ chế “không thể”, “không dám”, “không muốn”, "không cần" tham nhũng

Hải Hà

Thứ năm, 11/03/2021 - 22:00

(Thanh tra) - Ngày 11/3, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVII) tổ chức hội nghị lần thứ 3 xem xét, thông qua 10 chương trình công tác toàn khóa và chương trình công tác năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy.

Ông Nguyễn Quang Đức - Trưởng ban Nội chính Thành ủy trình bày Dự thảo Chương trình số 10-CTr/TU tại hội nghị. Ảnh: Thanh Hải

Tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Đức, Trưởng ban Nội chính Thành ủy đã trình bày Tờ trình xây dựng Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy về “nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN); thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025”.

Chương trình hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác PCTN thực sự trong sạch, có phẩm chất, năng lực, trình độ, có bản lĩnh vững vàng, có dũng khí đấu tranh; liêm chính, chí công vô tư, thực sự là “thanh bảo kiếm” của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh PCTN; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng về PCTN, lãng phí…

Ông Nguyễn Quang Đức cho biết, dự thảo Chương trình đã nêu 6 quan điểm chỉ đạo công tác PCTN; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Hà Nội trong thời gian tới.

Theo đó, công tác PCTN cần có quyết tâm chính trị cao và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tập trung, thống nhất của Đảng, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính trị về kết quả thực hiện công tác PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Hà Nội cũng xác định công tác PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, không ngừng, không nghỉ ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô.

Trong PCTN, Hà Nội đặt ra yêu cầu lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài và phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa ở tất cả các lĩnh vực; chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí; không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai.

Hà Nội cũng xác định gắn PCTN với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; gắn PCTN, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.

Đáng lưu ý, ông Đức cho biết, Hà Nội sẽ kiên quyết, kiên trì, khẩn trương xây dựng các quy định về phòng ngừa để “không thể tham nhũng", quy định về răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám tham nhũng’’; tuyên truyền, giáo dục để “không muốn tham nhũng", quy định về bảo đảm để “không cần tham nhũng".

Các giải pháp PCTN phải phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời xây dựng được văn hoá công vụ, văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Dự thảo Chương trình cũng xác định 3 nhóm chỉ tiêu về phòng ngừa, phát hiện, xử lý và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó, 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, hoặc có dấu hiệu tham nhũng phải được kiến nghị chuyển đến cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, 90% các quyết định, kết luận có hiệu lực pháp luật phải được thực hiện xong theo quy định. Phấn đấu 100% các tố giác, tin báo về tội phạm được xem xét giải quyết đúng quy định; 100% các vụ án về tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng phải được điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Công tác thi hành án dân sự đạt tỷ lệ hàng năm trên 80% về việc và trên 60% tiền, tài sản phải được thu hồi theo quy định.

----------------

Đến năm 2025, giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương ngân sách

Tại hội nghị, ông Vũ Đức Bảo, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy đã trình bày Tờ trình về việc xây dựng Chương trình công tác số 01 của Thành ủy về “tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025”.

Dự thảo đề ra 14 chỉ tiêu. Trong đó, nhấn mạnh đến năm 2025 phấn đấu, tỷ lệ cán bộ trẻ đạt tối thiểu 15%, cán bộ nữ đạt tối thiểu 15%; giảm tối thiểu 10% đầu mối tổ chức bên trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021; giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm