Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 05/01/2022 - 18:30
(Thanh tra) - Để chủ động trước mọi tình huống, TP Hà Nội đang triển khai phương án đáp ứng 100.000 ca nhiễm trên địa bàn. Còn TP HCM, trước mắt tập trung xử lý biến chủng mới Omicron và kiến nghị sớm cho phép sản xuất và lưu hành rộng rãi thuốc kháng virus.
Các đại biểu tham dự hội nghị Chính phủ với các địa phương tại điểm cầu trụ sở Chính phủ. Ảnh: N.Bắc
Ngày 5/1, diễn ra hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022.
Từ điểm cầu Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh cho biết, để chủ động trước mọi tình huống, Hà Nội triển khai quyết liệt, đồng bộ 3 tầng điều trị với sự chủ động sớm, từ xa ngay từ cơ sở.
TP đang triển khai phương án đáp ứng 100.000 ca nhiễm trên địa bàn. Trong đó, huy động các bệnh viện Trung ương, bộ, ngành và bệnh viện tư nhân tham gia điều trị người bệnh COVID -19; thành lập hơn 3.200 tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID -19 tại nhà; huy động nhân lực từ mạng lưới thầy thuốc trẻ, sinh viên các trường khối ngành y...
Theo ông Chu Ngọc Anh, số ca mắc của Thủ đô vài ngày gần đây lên top đầu của cả nước. Tuy nhiên đến hôm nay, trong tổng số trên 54.700 bệnh nhân thì có trên 52.000 ca đã khỏi bệnh. Tỷ lệ điều trị ở tầng 1 là 93,4%, tầng 2 là 5,36%, kiểm soát chặt chẽ ở tầng 3 ở mức thấp trên 1,7%; số ca tử vong tại Hà Nội dưới 0,3%.
Đề cập đến nhiệm vụ năm 2022, Chủ tịch Hà Nội cho biết, TP sẽ tập trung siết chặt kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm, hành động và sáng tạo với 22 chỉ tiêu phát triển để phấn đấu cao nhất đạt mục tiêu tăng trưởng 7 - 7,5%.
Trong đó, tập trung 5 nhóm nội dung trọng tâm thích ứng linh hoạt, phục hồi phát triển từng ngành, lĩnh vực; tập trung cao độ cho văn hoá, giáo dục, y tế ngay từ quý I/2022...
Tại điểm cầu TP HCM, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi nói, TP là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng dịch lần thứ 4. Các chỉ số kinh tế của TP giảm sâu, đời sống người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Trong năm 2021, TP HCM đã chi khoảng 12.000 tỷ đồng cho an sinh xã hội, chủ động đưa ra các chương trình phục hồi kinh tế đến năm 2025; triển khai chiến lược y tế.
Nêu các nhóm nhiệm vụ của TP sẽ tập trung, theo ông Mãi, đầu tiên là triển khai chiến lược phòng chống dịch COVID -19 tổng thể của Chính phủ phù hợp với thực tế của TP, trước mắt tập trung xử lý biến chủng mới Omicron.
Chủ tịch UBND TP HCM kiến nghị, sớm cho phép sản xuất và lưu hành rộng rãi thuốc kháng virus.
Đề nghị đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương
Trọng tâm phục hồi kinh tế năm 2022, được ông Mãi nhắc tới, là tập trung phục hồi sản xuất kinh doanh, chuỗi sản xuất, cung ứng giúp doanh nghiệp tái gia nhập thị trường. Ông nhấn mạnh tới đối tượng doanh nghiệp cần trợ lực nhất lúc này, là ngành du lịch.
“TP đề nghị Chính phủ cho phép nghiên cứu, theo hướng bổ sung thêm bằng ngân sách địa phương vào các gói hỗ trợ trong chương trình phục hồi kinh tế, nhằm phù hợp với tình hình khó khăn của doanh nghiệp, người dân”, ông Mãi nêu.
Chủ tịch TP HCM cũng kiến nghị các bộ, ngành sớm có hướng dẫn các chính sách đi vào cuộc sống, nâng cao chất lượng đời sống người dân, hấp thụ các nguồn vốn đầu tư.
Về phần mình, TP sẽ tiếp tục tháo gỡ điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh, tiếp tục xây dựng chính quyền đô thị, cũng như triển khai xây dựng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm như cao tốc TP HCM - Mộc Bài, dự án vành đai 3, tuyến metro 1 và 2...
“Đề nghị Chính phủ sớm giao trách nhiệm cho cơ quan Nhà nước địa phương, hướng dẫn và ưu tiên bố trí vốn cho dự án vành đai 3 - công trình hạ tầng quan trọng phía Nam”, ông kiến nghị.
TP HCM cũng đề nghị Chính phủ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương, nhất là các lĩnh vực phê duyệt, điều chỉnh cục bộ quy hoạch; cấp phép các khu đô thị, khu công nghiệp, tách dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi xây dựng.
Chung quan điểm, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục xem xét đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra giám sát trong một số lĩnh vực như chấp nhận chủ trương đầu tư các khu công nghiệp, trong đó cần sửa đổi Nghị định số 82 ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Ông Quảng cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc khắc phục các tồn tại nhiều năm trong công tác quản lý đất đai, đầu tư dự án đã được chỉ ra trong các kết luận thanh tra, kiểm toán…
Theo ông, đây không chỉ là điểm nghẽn mà còn là nguồn lực rất lớn để phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều địa phương, trong đó có Đà Nẵng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương