Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội mong muốn đăng ký mua vaccine ngừa COVID-19 để tiêm cho tất cả người dân Thủ đô

Thứ tư, 24/02/2021 - 15:13

(Thanh tra) - Hà Nội mong muốn đăng ký mua vaccine COVID -19 cho tất cả người dân Thủ đô. Còn tỉnh Quảng Ninh xin góp 530 tỷ đồng để Chính phủ lo vaccine cho người dân trên toàn quốc.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ có cơ chế để các tỉnh, thành có thể trực tiếp tiếp cận nguồn vaccine tiêm phòng COVID -19

Sáng ngày 24/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID -19.

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh xem xét nới lỏng một số khu vực, dịch vụ

Báo cáo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cho biết, Hà Nội đã qua 9 ngày không có ca mắc mới.

Theo ông Dũng, Hà Nội sẽ tiếp tục tuyên truyền, để người dân nắm được chủ trương phòng chống dịch của TP, đặc biệt yêu cầu người dân trở về từ vùng có dịch phải khai báo y tế đầy đủ, chính xác để được cách ly, lấy mẫu đúng quy định. Yêu cầu người dân hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế; thực hiện nghiêm túc việc cách ly y tế, không để dịch bệnh lây lan từ khu cách ly ra cộng đồng.

TP cũng sẽ hoàn thành rà soát, xét nghiệm cho những người về từ tỉnh Hải Dương, chốt số liệu trong ngày 24/2/2021. Tăng cường giám sát người từ vùng còn ổ dịch hoạt động để hướng dẫn khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ định của cơ quan y tế. Kiểm soát nguy cơ lây lan bùng phát dịch từ việc người dân các địa phương quay trở lại Hà Nội học tập, sinh sống và làm việc sau dịp Tết Nguyên đán.

Trên cơ sở kết quả xét nghiệm của người về từ các ổ dịch trên cả nước, các trường hợp F1, F2 liên quan chùm ca bệnh số 2229, 2234 và 2240, TP tiếp tục rà soát xem xét việc nới lỏng, thu hẹp hoặc dỡ bỏ phong tỏa đối với các khu vực còn phong tỏa nhưng đảm bảo công tác phòng dịch.

Hà Nội cũng yêu cầu từng đơn vị phải đánh giá về nguy cơ trong từng ngành, lĩnh vực, căn cứ đề xuất và tình hình dịch bệnh trên địa bàn, quyết định dần nới lỏng hoạt động giãn cách, các hoạt động tạm dừng.

Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cho biết, Hà Nội đã qua 9 ngày không có ca mắc mới. Ảnh: Đ.X

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế, triển khai tập huấn, hướng dẫn việc quản lý, công tác khai báo y tế qua ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Y tế sử dụng QR Code, ứng dụng Bluezone để kiểm soát chặt các hoạt động tại các khu vực có nguy cơ, nguy cơ cao trong thời gian tới khi TP nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ có cơ chế để các tỉnh, thành có thể trực tiếp tiếp cận nguồn vaccine tiêm phòng COVID -19. TP mong muốn đăng ký mua vaccine tiêm cho tất cả người dân Thủ đô.

Virus của bệnh nhân người Nhật là chủng mới đầu tiên phát hiện tại Việt Nam

Liên quan đến bệnh nhân 2229 người Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, giải trình tự gen cho thấy trường hợp bệnh nhân Nhật Bản tử vong và với chùm ca bệnh liên quan thuộc nhóm lần đầu phát hiện tại Việt Nam và chủng này lưu hành chủ yếu ở Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ.

Ông Long cho biết, Nhật Bản là nơi xuất xuất phát của chuyên gia cũng không có chủng virus này. Đây là chủng virus có tốc độ lây nhiễm không cao, tuy nhiên mức độ tăng nặng cũng chưa rõ ràng đối với chủng này. Tại Hải Dương, chủng virus SARS-CoV-2 được xác định có nguồn gốc từ Hoa Kỳ... 

Hà Nội cũng kiến nghị, các bộ, ngành có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể các tỉnh, TP trong việc lưu thông hàng hóa của các địa phương đang có dịch bệnh để thống nhất thực hiện trong cả nước…

Ở điểm cầu TP Hồ Chí Minh, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch TP cho biết. địa phương này đang cân nhắc phương án mở lại một số dịch vụ sau 14 ngày TP không phát hiện ca mắc mới.

"Chùm lây nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất đã được kiểm soát. Tất cả 36 địa điểm bị phong tỏa liên quan đến ca mắc Covid-19 đã được gỡ bỏ và gần 10.000 mẫu xét nghiệm người tiếp xúc F1, F2 đã âm tính", lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cho hay.

Quảng Ninh xin góp 530 tỷ đồng để Chính phủ lo vaccine

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, 20 ngày, trên địa bàn tỉnh không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Ca mắc hôm qua là F1 đã được cách ly tập trung.

“Quảng Ninh nỗ lực triển khai mọi giải pháp đồng bộ để giữ địa bàn an toàn”, lãnh đạo tỉnh này nhấn mạnh.

Toàn cảnh phiên họp Thường trực Chính phủ. Ảnh: Quang Hiếu

Theo bà Hạnh, sau nghỉ Tết nguyên đán, quán triệt Chỉ thị 06 của Thủ tướng, tỉnh đã đón hơn 25.844 lao động, trong đó có hơn 1.300 lao động từ chính vùng dịch Hải Dương về Quảng Ninh làm việc.

“Tất cả người lao động từ Hải Dương về Quảng Ninh được cách ly 14 ngày và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm theo quy định, không có chuyện người từ Hải Dương đến Quảng Ninh bị ngăn cấm hay hàng hóa từ Hải Dương bị ách tắc”, bà Hạnh khẳng định.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đã xét nghiệm cho các lực lượng trực tiếp phòng chống dịch, khống chế được các nguồn có khả năng lây nhiễm.

Cùng với đó, chỉ đạo các khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn phải xây dựng các phương án phòng chống dịch và phải được UBND cấp xã, huyện phê duyệt. Cơ sở nào vi phạm sẽ bị xử lý mức cao nhất, thậm chí rút giấy phép hoạt động.

Quảng Ninh làm như vậy để nâng cao nhận thức, tự chủ với phương châm 4 tại chỗ.

Cũng theo bà Hạnh, 20 ngày qua, tỉnh Quảng Ninh đã xử lý 343 trường hợp, phạt gần 1 tỷ đồng, các vi phạm như tổ chức cho người trốn qua các chốt kiểm soát xử tối đa 25 triệu đồng, không đeo khẩu trang 2-3 triệu.

Về phát triển kinh tế - xã hội, bà Hạnh cho hay, các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ bản, đầu tư, sản xuất kinh doanh ở khu kinh tế, ngành than, điện không ảnh hưởng lớn. Hiện nay chỉ có khó khăn cục bộ liên quan đến người lao động.

“Tuy nhiên, ngành Du lịch, dịch vụ gần như tê liệt”, bà Hạnh thông tin, quý I, tỉnh Quảng Ninh xác định đón 3,6 triệu lượt khách nhưng đến nay chỉ có 700.000 người làm ảnh hưởng đến 20.000 lao động ngành Du lịch chưa có việc làm

Nêu kiến nghị với Chính phủ, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh cho biết, nghị quyết HĐND tỉnh quyết nghị để dành 530 tỷ đồng xin đóng góp với Chính phủ để lo vaccine cho người dân trên toàn quốc, trong đó có các lực lượng ưu tiên.

Tỉnh này cũng kiến nghị mở lại một số khu du lịch có đủ điều kiện. Bà Hạnh cho biết, tỉnh đã ban hành quy định quy chuẩn trong nhà hàng, tàu du lịch, trường học hay cơ sở khác như khu di tích, trong đó khoảng cách an toàn phải là 1 m.

“Như vịnh Hạ Long, khu di tích Yên Tử, Bạch Đằng, những địa bàn chưa có F0 thì hoàn toàn có khả năng mở lại với điều kiện kiểm soát rất chặt chẽ, như tàu du lịch chỉ khai thác 50% công suất”, bà Hạnh nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó cho hay Chính phủ đồng ý thực hiện mục tiêu kép, sản xuất trên tinh thần kiểm soát tốt dịch bệnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm