Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giáo viên mẫu mực, học sinh tích cực

Thứ sáu, 23/12/2011 - 14:15

(Thanh tra) – Sáng nay (23/12), tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “ Bảo vệ trẻ em – tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực”. Giáo viên mẫu mực, học sinh tích cực là kết quả thu được sau hai năm triển khai thí điểm Dự án “ Bảo vệ trẻ em – tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực” do Bộ GD-ĐT Việt Nam phối hợp với tổ chức Plan thực hiện trên 7 tỉnh, thành phố ở miền Bắc.

Việt Nam là một trong những nước đầu tiên của Châu Á tham gia ký kết Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Các hành vi trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần đối với học sinh Việt Nam đều bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “yêu cho roi cho vọt”. Nhiều giáo viên chưa được trang bị cũng như nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, vai trò của phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục. Trong 2 năm triển khai dự án (2009-2011) đã có những đóng góp đáng kể vào việc tăng cường kiến thức kỹ năng giáo dục phương pháp kỷ luật tích cực cho giáo viên, sinh viên sư phạm, các bậc phụ huynh trong việc thực hiện các quy định trong nhà trường nhằm xây dựng môi trường thân thiện, không bạo lực, quan hệ giữa thầy cô và học sinh được gần gũi, tích cực.

Ông Sven Coppens, Giám đốc Dự án, Tổ chức Plan tại Việt Nam cho biết: Chỉ hai năm ngắn ngủi thực hiện thí điểm Dự án này tại 7 tỉnh của Việt Nam cho thấy nhận thức của cộng đồng được cải thiện đáng kể. Cụ thể làm thay đổi rõ nét hành động của phụ huynh, giáo viên đối với các em học sinh. Tháng 11 vừa qua chúng tôi có làm một cuộc khảo sát thu hoạch cho thấy hơn 92,6% giáo viên, 95% phụ huynh  được hỏi cho biết phương pháp kỷ luật tích cực rất phù hợp với giáo dục học sinh và phương pháp này nên phổ biến rộng rãi trong cả nước , không nên dùng phương pháp truyền thống là đánh học sinh, dọa nạt các em như trước đây vẫn thường dùng.

Thầy Hoàng Xuân Bính, hiệu trưởng Trường THCS Văn Bán, Cầm Khê, tỉnh Phú Thọ chia sẻ: Là một huyện miền núi, từ trước đến nay vẫn quan niệm “thuốc đắng dã tật”, học trò hư phải dùng roi vọt để dạy bảo. Từ khi thực hiện thí điểm phương pháp kỷ luật này vào nhà trường cho thấy học sinh ngoan ngoãn nhận lỗi và nghe theo giáo viên một cách vui vẻ. Chúng tôi cũng thoải mái hơn khi trao đổi với các con về mọi vấn đề. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi thầy cô giáo phải biết kiên nhẫn trong việc phân tích cho học sinh biết cái sai của mình và hướng các em tự giác nhận sai và tự sửa chữa. Do đó rất cần có thời gian để thích làm quen với phương pháp mới này.

Q.Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm