Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 09/10/2015 - 22:33
(Thanh tra) - Thực tế, pháp luật hiện nay vẫn tồn tại luật khung, luật ống, sửa đổi, bổ sung nhiều, nên nguyên tắc hoạt động giám sát phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Nói thì hay, nhưng nhiều nội dung thực hiện không dễ…
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh, cần quy định quyền của báo chí, nhân dân, cử tri được quyền tham gia giám sát, không bị cản trở, trù dập. Ảnh: Thảo Nguyên
Ngày 9/10, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) tổ chức Tọa đàm với báo chí về Dự thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
Xử theo thẩm quyền cũng khó!
So với các luật trước đây, hoạt động giám sát được bổ sung thêm qui định quan trọng là giám sát theo thẩm quyền và kiến nghị xử lý theo thẩm quyền, thay vì trước đây chỉ là theo dõi, đánh giá kết quả giám sát.
Tuy nhiên, ông Hùng nhìn nhận, việc thực hiện không đơn giản vì pháp luật qui định không rõ thẩm quyền. Như câu chuyện vệ sinh
an toàn thực phẩm, báo chí phản ánh đến 5 Bộ tham gia quản lý nên cần rà soát quy định rõ thẩm quyền. Thêm vào đó, pháp luật vẫn còn tình trạng luật khung, luật ống, sửa đổi, bổ sung nhiều nên nói hoạt động giám sát phải đúng pháp luật thì hay nhưng nhiều nội dung không phải dễ.
“Vừa qua, chúng tôi giám sát về người cao tuổi, thấy các qui định pháp luật về hộ tịch, hộ khẩu đều qui định trong trường hợp không có thông tin về ngày tháng sinh mà chỉ có thông tin về năm sinh thì ngày tháng năm sinh của một người tính từ ngày 1/1, nhưng nhiều địa phương, UBND tỉnh ban hành qui định là tính từ ngày 1/1 của năm sau liền kề. Tìm đến tận nguồn của qui định này thì văn bản chỉ qui định “tính từ ngày 1/1” mà không nêu rõ là ngày 1/1 của năm nào!”, ông Hùng dẫn chứng.
Tránh cử tri “bức xúc”, ĐBQH “im thin thít”
Thực tế cho thấy, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đóng vai trò quan trọng trong phối hợp, đưa thông tin, giúp cử tri thực hiện quyền được thông tin và tham gia các vấn đề trong giám sát của Quốc hội.
Nhưng Đoàn ĐBQH, ĐBQH có giám sát ở địa phương khác nơi mình ứng cử không? Dự thảo chỉ ghi ở địa phương chứ không nói rõ ở địa phương nào? “Nếu không quy định rõ sợ hiểu là “lấn sân, vượt rào”, ông Hùng nói..
Dẫn chứng thời gian qua một số tỉnh có sai phạm nghiêm trọng, nhưng chờ mãi không thấy Đoàn ĐBQH tỉnh có ý kiến gì? ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) đề xuất, cần qui định ĐBQH phải có quyền chất vấn với chủ tịch tỉnh bất kỳ địa phương nào, để tránh tình trạng có những sự việc xảy ra, Đoàn ĐBQH tỉnh đó không lên tiếng, cử tri thì bức xúc và các Đoàn Đại biểu Quốc hội khác cũng “im thin thít”.
Cùng với đó, theo ĐBQH Nghĩa, cần quy định quyền của báo chí, nhân dân, cử tri được quyền tham gia giám sát, không bị cản trở, trù dập.
Tại tọa đàm, nhiều ý kiến báo chí cho rằng để việc giám sát đạt hiêu quả cao cần quy định cụ thể, với chế tài chặt chẽ có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, việc giám sát hiện nay vẫn còn có khoảng cách với yêu cầu cử tri và phát triển của đất nước.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình