Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Giá gạo tăng, tận dụng cơ hội này thế nào, mà vẫn ổn định thị trường trong nước”

Hương Giang

Thứ hai, 14/08/2023 - 15:09

(Thanh tra) - Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, an ninh lương thực trong nước là bài toán cần phải tính toán để đạt được đa mục tiêu trong giai đoạn này.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X

Phát biểu khai mạc phiên họp 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 14/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề cập đến vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trên cơ sở 53 đoàn đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp thành 132 nhóm vấn đề để đề xuất chất vấn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết lựa chọn 2 nhóm nội dung quan trọng nhất để chất vấn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành chọn 1 ngày (15/8) để chất vấn và trả lời chất vấn. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan sẽ đăng đàn trả lời chất vấn.

Trong các nội dung trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Bộ Tư pháp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói, đấu giá tài sản, giám định tư pháp là 2 khâu quan trọng trong quá trình giải quyết tố tụng. Theo ông, hiện nay chúng ta đang củng cố vấn đề này.

Với lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh nội dung bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo.

Trên thế giới một số nước cấm xuất khẩu gạo, một số nước rút khỏi sáng kiến lương thực. "Giá gạo tăng lên. Ta tận dụng cơ hội này như thế nào, mà vẫn đảm bảo ổn định thị trường trong nước. An ninh lương thực trong nước là bài toán cần phải tính toán để đạt được đa mục tiêu trong giai đoạn này”, Chủ tịch Quốc hội nêu.

Trước đó, trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, “về tổng thể ở cấp độ quốc gia, vấn đề an ninh lương thực nếu xét trên khả năng cung cấp là đảm bảo”.

Với diện tích đất trồng lúa hiện nay, theo tính toán ở kịch bản “an toàn rất cao” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng lúa dùng cho đảm bảo an ninh lương thực của 100 triệu dân và các nhu cầu tiêu thụ nội địa khác (dùng chế biến, thức ăn chăn nuôi, dự trữ quốc gia, làm giống...) khoảng 29,5 triệu tấn thóc một năm.

Cả nước còn khoảng 13,5 triệu tấn thóc, tương đương tương đương 7-8 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu.

Tránh chồng chéo, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tiến hành giám sát Chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Cạnh đó, cho ý kiến kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát của Quốc hội về Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Kết quả giám sát chuyên đề này sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm nay. Trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến 2 lần. “Chúng ta có 2 lượt cho ý kiến, lượt đi và lượt về để chuẩn bị kỹ lưỡng”, ông Vương Đình Huệ nói.

Về công tác lập pháp, tại phiên họp 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến 12 dự án luật và nghị quyết. Theo Chủ tịch Quốc hội, khối lượng dự án luật, nghị quyết cho ý kiến là “rất lớn” và cử tri quan tâm

Lưu ý 3 dự án luật liên quan đất đai, bất động sản, nhà ở có quan hệ mật thiết với nhau, tác động đến kinh tế - xã hội, ông Vương Đình Huệ cho rằng, cần sự thống nhất cao để khơi thông nguồn lực phát triển, thể chế hóa chủ trương, định hướng của Trung ương, tránh chồng chéo, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Riêng Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đợt 1 vào ngày (16/8) và xem xét thông qua vào ngày (25/8).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp lần thứ 25 trong thời gian 7 ngày chia làm 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 14 đến ngày 18/8. Đợt 2 từ ngày 24 đến ngày 25/8 để xem xét cho ý kiến về 20 nội dung quan trọng.

Sau phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để cho ý kiến các vấn đề còn ý kiến khác nhau.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, nghiên cứu kỹ lưỡng, cho ý kiến sâu nội dung phụ trách và tham gia đóng góp các nội dung khác.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm