Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 05/11/2014 - 10:58
(Thanh tra) - Sáng nay (5/11), trình bày trước Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc xây dựng và ban hành Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Đại biểu HĐND (ĐBHĐND) sẽ giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức bầu cử được thuận tiện, đồng bộ, khoa học, góp phần nâng cao chất lượng ĐB, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp trong thời gian tới.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý báo cáo thẩm tra trước Quốc hội. Ảnh: Thảo Nguyên
Hai hình thức vận động bầu cử
Dự thảo Luật đã cụ thể hóa và bổ sung quy định việc tuyên truyền, vận động bầu cử thành một chương riêng, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền vận động bầu cử, nguyên tắc thời gian vận động bầu cử, những hành vi bị cấm trong khi vận động bầu cử, phương thức tổ chức, hình thức tiến hành vận động bầu cử.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Dự thảo Luật xác định rõ hai hình thức vận động bầu cử là: Vận động bầu cử thông qua Hội nghị cử tri do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và vận động bầu cử trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thẩm tra dự án, Ủy ban Pháp luật đều tán thành cần quy định cụ thể hơn về việc tuyên truyền, vận động bầu cử để bảo đảm có sự thống nhất trong thực hiện, vừa có thể linh hoạt, tạo điều kiện cho người ứng cử sử dụng được một cách tốt nhất các cơ hội giới thiệu về bản thân, song cần chặt chẽ để bảo đảm tính công bằng, dân chủ, khách quan trong quá trình bầu cử.
Nhiều ý kiến Ủy ban Pháp luật nhất trí với quy định về hai hình thức vận động bầu cử. Nhưng vẫn có ý kiến còn băn khoăn cho rằng, quy định giới hạn chỉ có hai hình thức vận động bầu cử nói trên sẽ hạn chế khả năng, cơ hội để người ứng cử được tiếp cận, giới thiệu về mình đến cử tri. Ngoài ra, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong vận động bầu cử cũng chưa thật sự đầy đủ, chưa dự liệu hết các khả năng có thể phát sinh trên thực tế.
Cụ thể hóa hơn nữa tiêu chuẩn, điều kiện người ứng cử?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, tiêu chuẩn và số lượng ĐBQH cũng như tiêu chuẩn và số lượng ĐBHĐND là nội dung quan trọng để cấu thành tổ chức, bộ máy của Quốc hội, HĐND các cấp.
Dự thảo Luật Bầu cử không quy định cụ thể tổng số ĐBQH, ĐBHĐND các cấp và tiêu chuẩn đối với ĐBQH, ĐBHĐND bởi các nội dung này sẽ được quy định cụ thể trong Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với việc nên quy định về số lượng và tiêu chuẩn của ĐBQH, ĐBHĐND trong Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian tới.
Tuy nhiên, có ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị cần cụ thể hóa hơn nữa tiêu chuẩn, điều kiện đối với người ứng cử đại biểu, có sự phân biệt giữa tiêu chuẩn của người ứng cử ĐBQH với người ứng cử ĐBHĐND để nâng cao chất lượng của đại biểu được bầu.
Ngoài các tiêu chuẩn chung thì cần quy định thêm các điều kiện cần và đủ cho người được cơ quan, tổ chức giới thiệu làm ứng cử viên ĐBQH, ĐBHĐND ở từng cấp như về độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác…
Ý kiến khác đề nghị cân nhắc kỹ để các điều kiện ứng cử không cản trở công dân thực hiện các quyền bầu cử, quyền ứng cử đã được Hiến pháp quy định.
Không quy định kết thúc cuộc bỏ phiếu sớm.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trong quá trình tổng kết bầu cử ĐBQH khóa XIII và bầu cử ĐBHĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, một số địa phương cho rằng quy định cuộc bỏ phiếu chỉ được kết thúc vào lúc 7 giờ tối là chưa hợp lý vì thực tế nhiều khu vực bỏ phiếu (nhất là ở các đơn vị lực lượng vũ trang) có 100% cử tri trong danh sách đi bầu từ rất sớm, đề nghị quy định trường hợp các khu vực bỏ phiếu có 100% cử tri trong danh sách đã thực hiện quyền bầu cử thì được kết thúc cuộc bỏ phiếu, đồng thời quy định việc sử dụng hòm phiếu phụ để cho cử tri vãng lai thực hiện quyền bầu cử.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định kết thúc sớm cuộc bỏ phiếu tại các khu vực có 100% cử tri trong danh sách đã thực hiện quyền bầu cử sẽ làm phát sinh việc “chạy đua” thành tích; khi đó, việc bầu hộ, bầu thay sẽ xảy ra nhiều hơn, dễ dẫn đến các sai sót về bầu cử. Ngoài ra, nếu cho kết thúc sớm và tiến hành kiểm phiếu thì kết quả kiểm phiếu đó có thể sẽ tác động tới viêc bầu cử ở các khu vực bỏ phiếu khác. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không nên quy định kết thúc cuộc bỏ phiếu sớm.
Ủy ban Pháp luật cho rằng, quy định kết thúc sớm việc bầu cử trong ngày bầu cử một mặt có ưu điểm là có thể tiết kiệm thời gian, công sức ở một số khu vực bỏ phiếu nhưng mặt khác lại dễ dẫn đến việc thúc ép cử tri đi bầu cử sớm hoặc làm gia tăng tình trạng bầu hộ, bầu thay, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền bầu cử của công dân và kết quả bầu cử. Do vậy, vấn đề này cần được tiếp tục cân nhắc, xem xét kỹ hơn.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền