Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề xuất mô hình mới về công nghiệp hóa, hiện đại hoá

Thứ ba, 25/03/2014 - 13:12

(Thanh tra) - Hôm nay (25/3), tại Vĩnh Phúc, Nhóm Kinh tế (Ban Chỉ đạo Tổng kết 30 năm đổi mới) phối hợp Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn cốt yếu về công nghiệp hóa, hiện đại hoá (CNH- HĐH) trong quá trình đổi mới và phát triển ở Việt Nam”.

Các đồng chí chủ trì hội thảo. Ảnh: Thanh Liêm

Đồng chí Phạm Xuân Đương đề xuất Chính phủ cần có yêu cầu đối với các bộ, ngành, địa phương hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành hàng, sản phẩm, xuất xứ có lợi thế cạnh tranh để định hướng cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư. Ảnh: Thanh Liêm

Tham gia hội thảo, đồng chí Phạm Xuân Đương, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế T.Ư đã trình bày tham luận “CNH hiện đại, bước chuyển quan trọng đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp”. Tham luận đã thu hút được sự quan của nhiều đại biểu. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, qua nghiên cứu một số mô hình CNH-HĐH, đồng chí Phạm Xuân Đương đề xuất: 

Về mô hình CNH trong thời gian tới là mô hình CNH-HĐH rút ngắn hiện đại (gọi là CNH hiện đại) với nội dung cụ thể xác định các yếu tố cơ bản của CNH hiện đại.

Tập trung phát triển những ngành công nghiệp có tính chất cần thiết, quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực của quốc gia, là nền tảng của CNH. Đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và có cơ chế ưu đãi, đó là các ngành: Công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp tự động.

Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn gồm những ngành có lợi thế cạnh tranh và có điều kiện phát triển, Nhà nước cần tạo cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và huy động các nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế, trường hợp thật cần thiết Nhà nước mới đầu tư. Các ngành công nghiệp mũi nhọn có thể phân thành các nhóm theo tính chất đặc thù như (Nhóm công nghiệp mũi nhọn công nghệ cao: Sản xuất năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin... Nhóm công nghiệp mũi nhọn có lợi thế: Công nghiệp chế biến, nông, lâm, thuỷ hải sản, công nghiệp du lịch, công nghiệp vật liệu… Nhóm công nghiệp mũi nhọn cơ hội: công nghiệp điện tử, công nghiệp giải trí, dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải đa phương thức...). 

Để các sản phẩm chủ lực tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu cần phải định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực có thế mạnh. 

Đồng chí Phạm Xuân Đương đề xuất Chính phủ cần có yêu cầu đối với các bộ, ngành, địa phương hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành hàng, sản phẩm, xuất xứ có lợi thế cạnh tranh để định hướng cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư; các bộ, ngành và địa phương cần xây dựng và đăng ký sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tăng cường tính kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, với chuỗi giá trị hàng hoá đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chẳng hạn sản phẩm chủ lực của công nghiệp vật liệu là: thép chế tạo máy, thép hợp kim các loại, chất dẻo, nhựa... cung cấp cho các ngành công nghiệp xe hơi, quốc phòng, hàng tiêu dùng... 

Để thực hiện được những đề xuất này, đồng chí Phạm Xuân Đương nhấn mạnh các giải pháp hoàn thiện thể chế cho CNH hiện đại, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNH hiện đại xây dựng hệ thống tiêu chí nước CNH hiện đại, các tiêu chí về tăng trưởng kinh tế vĩ mô, các tiêu chí phản ánh về sự phát triển xã hội, các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm