00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề xuất Chủ tịch nước quyết việc không thi hành tử hình người bị yêu cầu dẫn độ

Hương Giang

Thứ ba, 15/04/2025 - 16:34

(Thanh tra) - Theo Dự thảo Luật Dẫn độ, trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam không thi hành tử hình với người bị yêu cầu dẫn độ thì Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành báo cáo Chủ tịch nước. Căn cứ ý kiến của Chủ tịch nước, Bộ Công an hoặc Bộ Ngoại giao thông báo cho nước ngoài về việc không thi hành hình phạt tử hình.

Chiều 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

4 dự thảo luật trên được xây dựng trên cơ sở tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp hiện hành.

Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an. Ảnh: P.Thắng

Trình bày tờ trình Dự thảo Luật Dẫn độ, Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an cho hay, qua hơn 15 năm triển khai thực hiện Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, quy định về dẫn độ đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.

“Luật Tương trợ Tư pháp điều chỉnh chung cả bốn lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, nhưng mỗi lĩnh vực lại có đối tượng, phạm vi điều chỉnh với tính chất đặc thù riêng, mục đích và tính chất, nguyên tắc hợp tác khác nhau”, ông Tuyến nói.

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia có xu hướng xây dựng Luật Dẫn độ để thuận lợi cho việc áp dụng.

Theo Thứ trưởng Bộ Công an, các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Nhật Bản, Thái Lan... đều đã xây dựng và ban hành luật riêng về dẫn độ. Liên hợp quốc cũng đã thông qua Luật mẫu về dẫn độ (năm 2004) để làm cơ sở cho các quốc gia tham khảo, xây dựng pháp luật trong nước.

Vì vậy, việc ban hành Luật Dẫn độ là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh chiến lược hoàn thiện pháp luật, cải cách tư pháp và tăng cường hội nhập quốc tế nói chung cũng như lĩnh vực dẫn độ nói riêng.

Dự thảo Luật Dẫn độ dự kiến gồm 5 chương và 45 điều, quy định nguyên tắc, thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện dẫn độ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước của Việt Nam trong dẫn độ.

Trong đó, dự thảo luật quy định trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan báo cáo Chủ tịch nước. Căn cứ ý kiến của Chủ tịch nước, Bộ Công an hoặc Bộ Ngoại giao thông báo cho nước ngoài về việc không thi hành hình phạt tử hình.

Trường hợp Việt Nam yêu cầu nước ngoài không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ, Bộ Công an đề nghị nước ngoài đưa ra cam kết bằng văn bản về nội dung này.

Dự thảo luật cũng quy định, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan hướng dẫn chi tiết Điều 13 về Thông báo không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: P.Thắng

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, ủy ban này tán thành dự thảo quy định trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam không thi hành hình phạt tử hình với người bị yêu cầu dẫn độ.

Việc bổ sung quy định trên, theo ông Tùng, nhằm bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cũng cho hay, có trường hợp phía nước ngoài yêu cầu Việt Nam đưa ra cam kết không áp dụng hình phạt tử hình. Tuy nhiên, dự thảo luật chưa có quy định để xử lý trường hợp này.

Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị quy định cụ thể phương án xử lý trường hợp phía nước ngoài yêu cầu Việt Nam cam kết không áp dụng hình phạt tử hình.

Ngoài ra, theo ông Tùng, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định trên, bởi vì sẽ ảnh hưởng nhất định đến tính độc lập của tòa án. Việc dự thảo luật quy định thẩm quyền này cho Chủ tịch nước thì cần tiếp tục nghiên cứu kỹ để bảo đảm phù hợp với vị thế của người đứng đầu Nhà nước trong một vấn đề cụ thể của hoạt động dẫn độ.

Dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về hình sự cũng quy định xử lý trường hợp nước ngoài đề nghị Việt Nam đưa ra cam kết không thi hành hình phạt tử hình để thực hiện yêu cầu tương trợ của Việt Nam.

Theo đó, dự thảo luật quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan Trung ương, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để thống nhất việc đưa ra cam kết. Cơ quan Trung ương về tương trợ tư pháp hình sự làm đầu mối trình Chủ tịch nước xem xét quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cơ bản tán thành việc bổ sung cơ chế để xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thời gian qua.

Theo ông Tùng, một số yêu cầu tương trợ tư pháp của Việt Nam bị nước ngoài từ chối do có liên quan đến hình phạt tử hình nhưng Luật Tương trợ Tư pháp hiện hành chưa có cơ chế cam kết không thi hành hình phạt tử hình.

Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin những nước nào trên thế giới giao thẩm quyền này cho người đứng đầu nhà nước; và đề nghị lấy ý kiến của Văn phòng Chủ tịch nước về vấn đề này.

 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn Đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bến Nhà Rồng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhật Huyền

20:31 29/04/2025
Quảng Bình lấy ý kiến góp ý tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Quảng Bình lấy ý kiến góp ý tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

(Thanh tra) - Sáng 29/4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV và nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH), hoạt động của các ngành tại địa phương; tiếp thu các kiến nghị, đề xuất chuẩn bị cho việc tham dự kỳ họp.

Lê Hữu Chính

18:36 29/04/2025

Tin mới nhất

Xem thêm