Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

ĐBQH phải gắn với cử tri, nằm ngoài lợi ích nhóm

Thứ hai, 08/09/2014 - 10:42

(Thanh tra) - Tăng số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách bao nhiêu %? Tiêu chuẩn, trách nhiệm ĐBQH như thế nào?… Đó là những vấn đề chính được các đại biểu đặt ra khi cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) tại Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách sáng nay (8/9).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Thảo Nguyên

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, đa số ý kiến các đại biểu tán thành tăng số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Theo đó, Dự thảo Luật quy định số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách ít nhất 35% tổng số ĐBQH.

Dự thảo Luật cũng quy định trách nhiệm của ĐBQH trong việc tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, trách nhiệm với cử tri và tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Đồng thời, thể hiện rõ các quyền của ĐBQH đã được Hiến pháp ghi nhận như quyền trình dự án luật, pháp lệnh, trình kiến nghị về luật, pháp lệnh, quyền tham gia làm thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội…

Tán thành quy định số lượng ĐBQH như dự thảo, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, điều quan trọng hơn đó là chất lượng. ĐBQH chuyên trách phải là chuyên viên cao cấp, có 10 năm trong lĩnh vực cụ thể và phải có năng lực giám sát. “Nếu không sẽ ngồi quá đông mà không thể hiện được tính đại diện cho cử tri, ĐBQH không phải là công chức hành chính”, đại biểu Đỗ Văn Đương nói.

Cũng theo đại biểu Đỗ Văn Đương, ĐBQH phải gắn với cử tri, phải thực sự có phản biện độc lập và phải “vô tư khi làm

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, kỳ họp 8 Quốc hội khóa XIII là kỳ họp rất, nhưng cũng hết sức nặng nề. Kỳ họp 8, Quốc hội sẽ thông qua một số lượng luật lớn với 17 luật và thảo luận lần đầu 12 luật khác, chưa kể các nghị quyết quan trọng khác. Trong 18 luật thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn 6 dự thảo luật để các ĐBQH thảo luận cho ý kiến tại hội nghị này.
“Chúng ta không vội, Quốc hội có trách nhiệm cao nhất là quyết định những luật có chất lượng, khả thi trong cuộc sống”, Chủ tịch Quốc hội nói và đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong các dự thảo Luật, “chưa đảm bảo chất lượng là không thông qua”.
Hội nghị diễn ra từ ngày 8 - 10/9, các 
ĐBQH chuyên trách sẽ thảo luận, cho ý kiến 6 dự án: Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi); Luật Căn cước công dân; Luật đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

đại biểu”. “ĐBQH phải tránh tác động từ bên ngoài, lợi ích nhóm, phải mạnh mẽ phản biện đi đến tận cùng vấn đề, đồng thời phải có năng lực nhất định về mặt lập pháp, nhất là ĐBQH chuyên trách”.

Đồng ý kiến, đại biểu Trần Ngọc Vinh (TP Hải Phòng), tiêu chuẩn đầu tiên của ĐBQH phải “liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm” và đề nghị bổ sung quy định đại biểu phải có bản lĩnh vì không có bản lĩnh sẽ không dám phát biểu, không dám có ý kiến.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Ngọc Vinh cho rằng, muốn Quốc hội mạnh lên thì hạt nhân là ĐBQH phải mạnh cho nên số lượng ĐBQH chuyên trách mà chỉ 35% thì ít, chưa hợp lý. “Trong bối cảnh hiện nay, số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách ít nhất phải 40%, trong đó phân bổ cơ quan hành pháp ít hơn cơ quan lập pháp và tư pháp”.

Đại biểu Lê Nam (tỉnh Thanh Hóa) thì nhấn mạnh, không nên hạn chế số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách, có thể là 50% để đại biểu ngày càng hoạt động chuyên nghiệp, Quốc hội ngày càng khẳng định thực quyền. Cùng với đó phải quy định rõ, độ tuổi của ĐBQH. “ĐBQH không phải quan chức cũng không phải là công chức nên không chịu sự chi phối của Luật Cán bộ công chức. Nhưng cũng phải quy định độ tuổi tổi thiếu và tối đa của ĐBQH để bảo đảm thực hiện trách nhiệm của đại biểu. Tôi cho rằng, độ tuổi của đại biểu tối thiểu 25, tối đa 70”, đại biểu  Lê Nam nói.

“Hiện chúng ta đang công chức hóa ĐBQH chuyên trách”, đại biểu  Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) nói và cho rằng, dự thảo Luật phải làm trách nhiệm, quyền hạn của ĐBQH chuyên trách và không chuyên trách. Đặc biệt, cần phải quy định rõ đại biểu phải gắn với cử tri, phải quy định thời gian bao nhiêu % ĐB ngồi ở địa phương để giải quyết những bức xúc, phả ánh của cự tri.

Nhiều ĐBQH cũng cho rằng, cơ chế hoạt động của ĐBQH còn nặng về hành chính; quyền hạn, trách nhiệm của đại biểu chưa rõ ràng.. đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) đề xuất, cần quy định cơ chế giám sát của cử tri với đại biểu để gắn trách nhiệm của đại biểu với cử tri.

 Thêm chức danh Tổng thư ký Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, trên thực tế, hoạt động của Đoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội do các vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội trực tiếp phục vụ; Trưởng đoàn Thư ký kỳ họp cũng đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

“Trên cơ sở đánh giá hoạt động của Đoàn Thư ký kỳ họp cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong tổ chức phục vụ hoạt động của Quốc hội, dự thảo luật trình Quốc hội quy định về chức danh Tổng Thư ký Quốc hội. Đồng thời, để xác định rõ hơn vị trí pháp lý của Văn phòng Quốc hội, dự thảo luật đã chỉnh lý theo hướng quy định Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính, phục vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và ĐBQH. Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội”, ông Phan Trung Lý cho biết.

Tuy nhiên, ĐBQH Chu Sơn Hà (TP Hà Nội) lưu ý, cần phải làm rõ chức danh Tổng Thư ký Quốc hội là thủ trưởng của cơ quan nào? Nếu không làm rõ được vấn đề này thì sẽ không phù hợp với quy định của Hiến pháp. Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) thì cho rằng, Tổng Thư ký là chức danh chính trị chứ không phải chức danh hành chính cho nên phải là ĐBQH.

Có ý kiến cũng đề nghị không nên quy định chức danh Tổng Thư ký Quốc hội mà tiếp tục duy trì mô hình Văn phòng Quốc hội hiện nay. Ý kiến khác đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa quy định về Tổng Thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất