Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 09/10/2024 - 15:26
(Thanh tra) - Theo báo cáo thẩm tra về kinh tế - xã hội, năm 2024 dư luận xã hội dậy sóng với trường hợp học giả, bằng thật ở cấp đào tạo trình độ cao nhất. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, quản lý chất lượng giáo dục cần tiếp tục chú ý.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, quản lý chất lượng giáo dục cần tiếp tục chú ý. Ảnh: P.Thắng
Sáng 9/10, trình bày thẩm tra về báo cáo kinh tế - xã hội năm 2024 của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trong năm 2024 dư luận xã hội dậy sóng với trường hợp “học giả, bằng thật” ở cấp đào tạo trình độ cao nhất.
“Tuy nhiên, cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục chưa có biện pháp xử lý thỏa đáng, công khai, minh bạch với công luận”, ông Thanh nói.
Báo cáo dẫn chứng trường hợp ông Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) bảo vệ luận án và được cấp bằng tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, sau khoảng hơn 2 năm từ khi tốt nghiệp cử nhân luật hệ vừa làm, vừa học.
Sau đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã có văn bản xác nhận ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên, ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba năm 1989 của Sở Giáo dục và Đào tạo, không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa khóa ngày 6/6/1989…
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, quản lý chất lượng giáo dục cần tiếp tục chú ý.
“Hiện nay đã có những sự việc cụ thể, đã có trường hợp cụ thể nổi cộm và khi nhìn nhận, đánh giá lại cũng cần phải xem xét lại chúng ta quản lý chất lượng giáo dục tốt chưa?”, ông Vinh nói.
Theo ông Vinh, khi một chuyện xảy ra thì thường chú ý nhiều hơn đến việc phân tích, đánh giá xem quản lý có thực hiện đúng quy trình không. Vấn đề rất quan trọng là sao không đi thẳng vào chất lượng của luận án đó, của công trình đó có thực sự tốt hay không.
“Nếu cứ xoay vào quy trình rồi sửa một số quy định thì không giải quyết được bản chất vấn đề. Bởi có những việc hoàn toàn đúng quy định nhưng người thực thi quy định đó chưa nghiêm”, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục nêu.
Việc này, theo ông Vinh, tuy không phải là một vấn đề phổ cập trong ngành giáo dục nhưng có những hiện tượng nổi cộm. “Chúng tôi đã tiến hành tọa đàm, trao đổi với ngành giáo dục và ngành giáo dục sẽ sớm chấn chỉnh được”, ông Vinh nói thêm.
Tình trạng lạm thu đầu năm học vẫn xảy ra
Nhận định lĩnh vực giáo dục, văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho hay, người dân hết sức quan tâm và cũng ảnh hưởng đến nhiều hộ gia đình là vấn đề lạm thu đầu năm học.
Đây là hiện tượng không mới, Chính phủ, Quốc hội, các địa phương đã giám sát rất tích cực nhưng trên thực tế vẫn xảy ra ình trạng lạm thu đầu năm học.
“Dù không có gì mới nhưng cần biện pháp xử lý. Bệnh cũ nhưng cần phương pháp điều trị mới”, bà Hải nói và cho rằng, báo cáo Chính phủ nên nêu biện pháp đã làm được, chưa làm được, biện pháp mới.
Về sách giáo khoa, theo bà Hải, sau cải cách có nhiều bộ sách, mỗi trường sử dụng bộ sách giáo khoa khác nhau.
Việc này, theo bà Hải là tốt, đang được ủng hộ, nhưng khi học sinh chuyển trường phải mua mới, giá khoảng 300.000 đồng, là khoản tiền lớn so với các hộ vùng sâu vùng xa.
Trưởng Ban Công tác đại biểu đề xuất nên có tủ sách thư viện để các cháu chuyển trường cũng được mượn sách ở thư viện. Hoặc trong tình huống bão lũ, trẻ em vùng xuôi có thể thông qua thư viện để ủng hộ sách cho trẻ em vùng lũ.
Nhìn tổng thể, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng cần phân tích đầy đủ hơn các khó khăn để tương đối cân bằng giữa thành tựu và hạn chế.
“Thực tế mà nói trong bức tranh của nền kinh tế, khó khăn hiện nay nhất là khó khăn của doanh nghiệp không hẳn như đánh giá ở báo cáo", ông Cường nhận xét và đề nghị quan tâm thêm đến nội dung này.
Tiếp thu sau đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ đồng tình với báo cáo thẩm tra và sẽ tiếp thu các góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC