Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đảng, Quốc hội, Chính phủ đang dồn sức, tập trung cho việc sáp nhập tỉnh và xã

Hương Giang

Thứ ba, 03/06/2025 - 10:26

 (Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, hiện các cơ quan Đảng, Quốc hội và Chính phủ đang dồn sức, tập trung cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn theo tinh thần Nghị quyết 18 của Trung ương, đó là sáp nhập tỉnh và xã...

Thông tin Đảng, Quốc hội, Chính phủ đang dồn sức, tập trung cho việc sáp nhập tỉnh và xã, được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết khi phát biểu khai mạc phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 3/6.

Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra từ ngày 3 đến 9/6.

Khối lượng công việc lớn

Theo Chủ tịch Quốc hội, đợt 1 của kỳ họp 9 kết thúc thành công với việc Quốc hội thông qua 8 nghị quyết quan trọng. Trong đó, nổi bật là nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Nghị quyết thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đang dồn sức, tập trung cho việc sáp nhập xã và tỉnh. Ảnh: P.Thắng

“Đây là những quyết định quan trọng, đặt nền móng cho tiến trình sửa đổi Hiến pháp bài bản, thận trọng, toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới”, ông Trần Thanh Mẫn nói.

Quốc hội cũng thông qua nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ấn định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Cạnh đó, có nhiều nghị quyết quan trọng khác đã được ban hành nhằm tạo cơ chế, chính sách pháp lý cho việc triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nước.

Tại phiên họp thứ 46, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến giải trình tiếp thu, chỉnh lý 28/31 dự thảo luật, nghị quyết đã được thảo luận tại đợt 1 của kỳ họp 9 và dự kiến trình Quốc hội thông qua tại đợt 2.

Đây là khối lượng công việc lớn, đòi hỏi tinh thần làm việc kỹ lưỡng, chất lượng cao và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, theo lời ông Trần Thanh Mẫn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến lần đầu 4 nội dung trình Quốc hội đợt 2, trong đó có Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật trong lĩnh vực quốc phòng.

Theo Chủ tịch Quốc hội, ngày 30/5, Bộ Chính trị đã họp và kết luận trong đợt 2 của kỳ họp thứ 9, giao Chính phủ, Bộ Xây dựng phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thông qua Luật Đường sắt sửa đổi theo quy trình rút ngắn một kỳ họp.

Lần này, dự kiến Chính phủ trình Nghị quyết cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển hệ thống đường sắt. Những, Chủ tịch Quốc hội nói, nghị quyết này sẽ không thông qua, mà nội dung nào đưa vào luật được thì đưa vào Luật Đường sắt sửa đổi.

Kiến tạo sự phát triển của đất nước

Ông cho biết thêm tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước, để sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra từ ngày 3 đến 9/6. Ảnh: P.Thắng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn xem xét thông qua 7 nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Trong đó, có Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số; Nghị quyết Hướng dẫn tổ chức của đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 sau khi sắp xếp đơn vị hành chính đảm bảo sự vận hành ổn định, đồng bộ, hiệu quả của bộ máy dân cử… và 4 nghị quyết khác để triển khai Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; thông qua nguyên tắc về nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.

“Hiện nay, các cơ quan Đảng, Quốc hội và Chính phủ đang rất nhiều công việc đột xuất, dồn sức, tập trung tháo gỡ cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn theo tinh thần Nghị quyết 18 của Trung ương, đó là, sáp nhập xã và tỉnh, nếu Hiến pháp thông qua thì bỏ cấp huyện”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Nhấn mạnh khối lượng công việc của phiên họp rất lớn, nhiều nội dung phức tạp, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, mỗi nội dung xem xét không chỉ nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn kiến tạo sự phát triển của đất nước, đảm bảo sự vận hành thông suốt của bộ máy Nhà nước trong bối cảnh mới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bản lĩnh và trách nhiệm: Chìa khóa vượt khó của Hà Giang hậu sáp nhập

Bản lĩnh và trách nhiệm: Chìa khóa vượt khó của Hà Giang hậu sáp nhập

(Thanh tra) - Ngày 18/6, Tỉnh ủy Hà Giang đã tổ chức Hội nghị gặp mặt Thường trực Đảng ủy các xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây không chỉ là cuộc họp thông thường mà là một dấu mốc quan trọng thể hiện rõ quyết tâm chính trị, bản lĩnh lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị Hà Giang trong tiến trình đổi mới tổ chức bộ máy hành chính.

Bùi Bình

18:07 18/06/2025

Tin mới nhất

Xem thêm