Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đảm bảo tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân ứng cử ĐBQH khóa XV

Chủ nhật, 14/02/2021 - 08:47

MTTQ Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Một phiên họp của Quốc hội khóa XIV.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Với tinh thần dân chủ, khách quan, thẳng thắn, xây dựng, trách nhiệm cao, các đại biểu cho ý kiến vào Dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Tờ trình của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về cơ cấu, thành phần, số lượng người ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV nhằm bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong các cơ quan quyền lực Nhà nước.

Để có danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử, Mặt trận sẽ tổ chức 3 lần hiệp thương. Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất được tiến hành để hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Căn cứ vào dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội được bầu, sau khi thống nhất với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN và đại diện các tổ chức chính trị-xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, được dựa trên cơ sở đảm bảo tính đại diện các giai tầng, thành phần, vùng miền và có cơ cấu hợp lý.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến số lượng đại biểu ở Trung ương là 207 đại biểu và số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương 293 đại biểu. Cơ cấu kết hợp phấn đấu đại biểu là người ngoài Đảng từ 25-50 đại biểu; đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) khoảng 50 đại biểu; đại biểu tái cử khoảng 160 đại biểu. Đại biểu là người dân tộc thiểu số bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số (trong đó chú ý đến các đại biểu ưu tú trong cộng đồng các dân tộc thiểu số từ trước đến nay chưa bao giờ tham gia đại biểu Quốc hội). Đại biểu là phụ nữ bảo đảm tỷ lệ ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội...

Ông Trần Văn Túy (Ảnh: Quang Vinh)

Ông Trần Văn Túy, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, cơ cấu hướng dẫn là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử tiêu biểu gồm đại diện các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật, đại diện Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên để đảm bảo tỷ lệ đại diện hợp lý các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội.

Góp ý kiến vào cơ cấu thành phần, trong đó đề nghị bổ sung tỉ lệ đại biểu ở các lĩnh vực đại diện cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, doanh nhân, lực lượng nghiên cứu khoa học, đại diện tôn giáo, dân tộc; lực lượng thanh niên, ông Đỗ Duy Thường, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc cho biết, theo Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thì chủ trương giảm đại biểu ở cơ quan hành pháp, đồng thời tăng đại biểu chuyên trách là chủ trương rất mới, cần thiết của Đảng và Quốc hội.

"Đại biểu Quốc hội theo yêu cầu trong giai đoạn mới cần tăng số lượng chuyên trách. Tôi tán thành việc từng khóa chúng ta phải tiếp tục tăng đại biểu chuyên trách, cũng như các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội ngày một cao hơn. Như vậy là cuộc bầu cử lần này phải hiệp thương lựa chọn được người tiêu biểu trong những người xứng đáng. Ứng cử viên nhân sĩ trí thức, ngoài Nhà nước do Mặt trận giới thiệu Đoàn Chủ tịch cần bàn kỹ một cách chính xác là bao nhiêu", ông Thường nêu thêm.

Đồng tình với quan điểm này, GS.TS ông Trần Đình Thiên, nguyện Viện trưởng Viện Kinh tế trung ương cho rằng cần quan tâm cơ cấu giới thiệu đại biểu khối doanh nghiệp, kinh tế, trí thức.

Các đại biểu cho rằng, phải xác định cơ cấu, thành phần thật hợp lý ngay từ khi phân bổ và chuẩn xác trong ba lần hiệp thương. Trong đó có vấn đề lớn là cần xem xét để có đại biểu là những người lao động bình thường là công nhân, nông dân, lao động khu vực phi chính thức... đại diện cho phần lớn nhân dân và cử tri cả nước.

Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch UBMTTQ Tp Hồ Chí Minh nêu quan điểm: "Quốc hội là cơ quan đại diện của dân. Vì vậy Ban Thường vụ Quốc hội cần nghiên cứu đưa các thành phần tiêu biểu đại diện cho lĩnh vực hoạt động kinh tế sao cho hợp lý".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (Ảnh: Quang Vinh)

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa XV được dự kiến trên cơ sở đảm bảo tính đại diện các giai tầng, thành phần, vùng miền và có cơ cấu hợp lý. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đồng thời, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố khẩn trương tiến hành Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.

Tính ưu việt của thể chế chính trị nước ta được thể hiện rõ khi xác định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Các tầng lớp nhân dân đều có đại biểu của mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước đó.

Vì vậy, việc dự kiến phân bổ số lượng đại biểu về cơ cấu, thành phần những người ứng cử để bầu vào Quốc hội và HĐND các cấp là một chế định rất quan trọng trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch trong việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử nhằm bảo đảm cơ cấu, thành phần và tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp, thể hiện quyền lực của Nhân dân trong các cơ quan quyền lực nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân./.

Theo VOV.VN
 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm