Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 08/11/2023 - 16:52
(Thanh tra) - Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh phải xây dựng tiềm lực công nghiệp quốc phòng, an ninh “tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng”; thực hiện động viên công nghiệp rộng khắp.
Đại tướng Phan Văn Giang trình dự luật về công nghiệp quốc phòng, an ninh. Ảnh: QH
Quốc hội nghe tờ trình và thẩm tra Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp chiều ngày 8/11.
Sẵn sàng đủ nội lực đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình bày tờ trình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Bên cạnh cơ sở chính trị, pháp lý, theo ông Phan Văn Giang, từ thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới những năm gần đây, nhất là cuộc xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra, dự báo chiến tranh trong tương lai và yêu cầu bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới, đặt ra yêu cầu đòi hỏi phải xây dựng tiềm lực công nghiệp quốc phòng, an ninh “tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng”; thực hiện động viên công nghiệp rộng khắp.
Điều này để chủ động ngăn ngừa từ sớm, từ xa, đẩy lùi và sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống, đủ nội lực đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược, bảo vệ an ninh Tổ quốc, an ninh quốc gia.
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp có 7 chương, 73 điều.
Trong đó, dự thảo quy định các nguồn lực đảm bảm cho công nghiệp quốc phòng, an ninh gồm: nguồn vốn, nhân lực, đất đai và triển khai các hoạt động khoa học công nghệ.
Với nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Phan Văn Giang cho hay, dự thảo quy định: Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách và được cơ cấu thành khoản mục riêng trong tổng số vốn ngân sách Trung ương được cấp có thẩm quyền phân bổ cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trung hạn, hàng năm; đảm bảo ổn định trong suốt quá trình phân bố và giải ngân.
Thủ tướng quyết định việc sử dụng nguồn vốn chuyên biệt phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh bổ sung cho các chương trình, đề án, dự án đầu tư, nhiệm vụ có tính cấp bách, nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt, theo dự thảo luật.
Đại tướng Phan Văn Giang cũng cho biết dự thảo luật quy định cơ chế, chính sách trong hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh; cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt.
Doanh nghiệp có thể tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho hay, Ủy ban nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Cơ quan thẩm tra cũng nhất trí với nguồn lực tài chính cho phát triển công nghiệp quốc phòng an ninh do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn thì việc huy động các nguồn hợp pháp khác như từ các quỹ, nguồn vay, tài trợ, trích lập sau thuế là phù hợp.
Chính phủ dự kiến sẽ không quy định về “nguồn vốn chuyên biệt” mà thay bằng “nguồn vốn hợp pháp khác”.
“Đây là vấn đề mới, việc triển khai phải gắn với chế độ bảo mật, do đó, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, làm rõ để phù hợp với thực tiễn và thống nhất trong hệ thống pháp luật”, ông Tới nêu.
Về điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, có ý kiến cho rằng dự thảo quy định còn chung chung. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu quy định những điều kiện cụ thể nhưng theo hướng khuyến khích, thu hút và huy động được cao nhất sự tham gia và giao Chính phủ quy định chi tiết điều này…
Vẫn theo ông Tới, có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung chế độ, chính sách đối với các nhà khoa học đầu ngành ở ngoài các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh, các viện nghiên cứu, trường đại học… cho đầy đủ; bổ sung quy định về độ tuổi lao động đối với các nhà khoa học, chuyên gia, kỹ sư là sĩ quan, người giữ chức vụ trong lĩnh vực này.
Cũng có ý kiến đề nghị không quy định hưởng chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân mà nên quy định theo hướng “hưởng chính sách ưu đãi theo pháp luật về thuế”.
“Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị nghiên cứu, quy định cụ thể, minh bạch hơn về chế độ, chính sách đối với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng an ninh và động viên công nghiệp, bảo đảm thống nhất với Nghị quyết 27 ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; bảo đảm tính khả thi”, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới nói.
Sau khi nghe tờ trình, thẩm tra, Quốc hội thảo luận tại tổ dự án luật này.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương