Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn chuyện phong tướng

Thứ sáu, 07/11/2014 - 06:24

(Thanh tra)- Thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam; Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi), hôm qua (6/11), Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí những nội dung sửa đổi song vẫn chưa hết băn khoăn chuyện phong tướng. Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, tổng số cấp tướng trong dự thảo không giảm mà vẫn đề nghị mở rộng và nâng quân hàm ở một số cấp tướng cao hơn.

ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) nhấn mạnh, “phong thăng quân hàm không phải để giải quyết chuyện chính sách, mà là để đảm bảo lực lượng quân đội vững mạnh”. Ảnh: Thảo Nguyên

Không để quân hàm cấp dưới cao hơn cấp trên

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Quốc hội quy định, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có trần quân hàm Trung tướng; Chỉ huy Trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương khác là Đại tá để thống nhất với quy định cấp bậc hàm cao nhất của Giám đốc Công an TP Hà Nội, Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh và Công an cấp tỉnh. Đồng thời, đề nghị Quốc hội quy định trần quân hàm của Chỉ huy Trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự các quận thuộc Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là Đại tá, các huyện, thị xã là Thượng tá.

ĐB Ngô Ngọc Bình (TP Hồ Chí Minh) đề xuất, trần quân hàm với các vị trí trên chỉ nên là Thiếu tướng, để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc cấp bậc quân hàm của cấp trưởng cấp trên phải cao hơn cấp trưởng cấp dưới.

ĐB Nguyễn Văn Tính (Hậu Giang) cũng cho rằng, không nên phong hàm cấp tướng cho Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh (chỉ thuộc Quân khu 7) trong khi Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô (thuộc Bộ Quốc phòng). “Nếu chỉ vì tình cảm mà phong thì không phù hợp, sẽ vướng về quân hàm của quận đội trưởng, ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của các tỉnh đội trưởng, sư đoàn, trung đoàn…”, ĐB Phùng Khắc Đăng (Sơn La) lưu ý.

Theo ĐB Phùng Khắc Đăng,“cần bảo đảm sự cân đối giữa cơ quan và đơn vị, giữa quân đội và công an, không nhất thiết quân đội có tổ chức nào có sĩ quan cấp tướng thì công an cũng có tổ chức tương ứng, có sĩ quan cấp tướng và ngược lại. Cần xem lại tính chất nhiệm vụ của hai tổ chức này để có quyết định đúng đắn”.

Phong tướng có vượt “quota”?

ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) bày tỏ băn khoăn, nếu thực hiện theo Dự thảo lần này thì số lượng cấp tướng sẽ giảm tối đa 5%. Tuy nhiên, so với số lượng sĩ quan cấp tướng hiện hành với quy định hiện hành mới đây của Bộ Chính trị khống chế số lượng tối đa cấp tướng thì chênh nhau bao nhiêu? Nếu giảm 5% có đảm bảo được không? Liệu có xảy ra tình hình sẽ có khoảng thời gian dài chúng ta đã có số lượng đó rồi. Chúng ta đã vượt quá "quota" rồi thì có phong thăng được sĩ quan cấp tướng để đáp ứng yêu cầu của lực lượng quân đội quân”.

Theo ĐB Nguyễn Anh Sơn, nếu đặt vấn đề phong thăng người nọ, người kia do có quá trình công tác phải phong thăng có thể phù hợp, còn chuyện chỉ định phải phong thăng người này người khác thì lại không phù hợp. “Phong thăng quân hàm không phải để giải quyết chuyện chính sách, mà là để đảm bảo lực lượng quân đội vững mạnh”, ĐB Sơn nêu quan điểm.

“Nếu cần tăng sức mạnh quân đội thì tăng tướng gấp 10 lần trước kia cũng được, nhưng liệu quân đội có mạnh gấp 10 lần hay không?”, ĐB Thuyền dẫn lại câu hỏi của cử tri và cho rằng, hiện chúng ta đang phong quá nhiều tướng mà chưa chắc người dân đã đồng tình với những vị tướng đã được phong tặng.

Trong trường hợp nếu phong tướng để giải quyết chính sách thì ĐB Nguyễn Bá Thuyền đề xuất, phải tách tiền lương ra khỏi cấp bậc trong quân đội để đảm bảo công bằng với các đơn vị sự nghiệp hành chính để quá trình phong cấp hàm không ràng buộc với tiền lương. Đồng thời, để đảm bảo cuộc sống, người không được tăng quân hàm thì vẫn được tăng lương.
 
ĐB Nông Thị Lâm (Lạng Sơn) đề nghị Khoa Mác - Lênin (Học viện Quốc phòng) mang tầm chiến dịch, chiến lược nên Chủ nhiệm Khoa phải là cấp tướng để bảo đảm tầm quan trọng.

“Không thể để Trung tướng chào báo cáo Thiếu tướng”

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng cho rằng, phong hàm Trung tướng cho Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh cũng không hợp lý. Vì Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ tư lệnh Quân khu 7. Nếu để nghị quân hàm cao nhất là Trung tướng thì lại tương đương với Bộ Tư lệnh Quân khu 7, điều này không phù hợp với quy định là quân hàm cấp trên phải cao hơn quân hàm cấp dưới. “Không thể để Phó Tư lệnh Quân khu đi kiểm tra Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh rồi xếp hàng để ông Trung tướng chào báo cáo ông Thiếu tướng”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đưa ra chính kiến của mình khi cho rằng với Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh thì trần quân hàm Trung tướng là hợp lý vì Công an TP Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Công an chứ không trực thuộc Quân khu như bên quân đội; ngoài ra, tính chất công việc và thực hiện nhiệm vụ của lực lượng này cũng rất phức tạp.

Bộ trưởng cũng cho rằng điểm này cũng chỉ tương đối thôi, không thể lúc nào cũng tuyệt đối được, có chỗ này cao, chỗ kia thấp nhưng là do yêu cầu nhiệm vụ. Còn với Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh nếu phấn đấu tốt có thể lên Quân khu rồi lên Trung tướng.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm