Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại biểu Quốc hội: "Đưa ra luật chơi không sòng phẳng thì doanh nghiệp dính bẫy”

Hương Giang

Thứ năm, 25/05/2023 - 16:17

(Thanh tra) - Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân kiến nghị, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự. Còn vụ án trong lĩnh vực kinh tế phải đẩy nhanh, xử lý nghiêm minh để ngăn chặn, gây dựng niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân. Ảnh: Đ.X

Phát biểu tại tổ ở Quốc hội ngày 25/5, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng bức tranh kinh tế những tháng đầu năm 2023 ảm đảm khi số lượng doanh nghiệp đăng ký mới giảm, số lượng lao động thất nghiệp tăng lên.

Ông Vân dẫn chứng, ngày 23/5 - một ngày sau khi Quốc hội khai mạc, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Nai tiếp nhận 22 nghìn hồ sơ thất nghiệp. Nguyên nhân là do giảm cầu, đơn đặt hàng không có.

Doanh nghiệp đối mặt vô vàn khó khăn, nhưng lại chưa có sự thấu hiểu, chia sẻ từ cơ quan quản lý Nhà nước. Doanh nghiệp tiếp tục đón tiếp nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra.

“Chúng ta chống tham nhũng đương nhiên, nhưng phải chĩa chỗ nào cho chính xác chứ không phải chĩa tràn lan như thế", ông Vân nói.

Để minh chứng khó khăn của doanh nghiệp, đại biểu thông tin, “một tiểu thương ở chợ Bến Thành (TP HCM) nói có giai đoạn 2 tuần liền không bán được món hàng nào. Điều này cho thấy cầu giảm, do khó khăn, người dân phải thắt lưng buộc bụng, lương không có, doanh nghiệp nợ”.

Một trong những nguyên nhân của tình hình “ảm đạm” trên, theo đại biểu Vân là do chất lượng cán bộ và chất lượng thể chế.

“Chất lượng thể chế thấp, pháp luật không ổn định, chất lượng cán bộ yếu kém nên bất nhất”, ông Vân nói, có tình trạng doanh nghiệp án binh bất động vì sợ sai, sợ bị xử lý.

Theo đại biểu Lê Thanh Vân, cần giải phóng năng lực doanh nghiệp trong nước, đó là các tập đoàn, tổng công ty có thương hiệu, công ty khởi nghiệp. Còn về doanh nghiệp sai phạm thì “đánh cho họ chừa, chứ không đánh cho họ chết”.

“Doanh nghiệp can thiệp vào an ninh quốc gia, phá hủy nền kinh tế phải trừng trị thích đáng. Còn họ sai lầm, vướng mắc bởi thể chế, chính sách pháp luật không ổn định cần phải xem xét khách quan để tạo lực lượng doanh nhân thực sự hùng mạnh”, ông Vân nêu quan điểm “chúng ta đưa luật chơi không sòng phẳng thì họ dính bẫy”.

Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách kiến nghị, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự. Những vụ án nào trong lĩnh vực kinh tế phải đẩy nhanh, xử lý nghiêm minh để ngăn chặn, gây dựng niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

“Nếu kéo dài, doanh nghiệp nào cũng lo lắng, thấp thỏm, sợ mình vi phạm nên không dám làm gì”, ông Vân lưu ý và kiến nghị thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách thể chế để thực hiện đột phá về tổ chức nhân sự và thể chế kinh tế.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh (đoàn Cà Mau). Ảnh: Đ.X

Đại biểu Đinh Ngọc Minh (đoàn Cà Mau) băn khoăn khi tăng trưởng kinh tế chậm lại mà các giải pháp Chính phủ đưa ra “không khác so với báo cáo năm trước đây, kỳ trước đây”.

Theo quan điểm của ông Minh, để kích lại nền kinh tế, cần tập trung giải pháp giảm chi phí logistic của Việt Nam vì hiện đang gấp đôi trung bình của thế giới.

“Nếu chúng ta tính GDP 400 tỷ USD, thì hiện Việt Nam mất 80 tỷ USD, trong khi các nước chỉ mất 40 tỷ USD cho chi phí logistic. Đây là số tiền lớn, nếu giải quyết được, nền kinh tế tăng trưởng lên và doanh nghiệp được hưởng số tiền này”, ông phân tích.

Đại biểu đề nghị Chính phủ có đề án giảm chi phí logistic cho doanh nghiệp và có thể tính đến xây dựng thêm các tuyến đường sắt.

“Quốc hội cần nghiên cứu xây dựng nghị quyết riêng để phát triển doanh nghiệp trong thời đại mới để phục hồi kinh tế, bao gồm cả hỗ trợ thuế và tránh việc doanh nghiệp bị tác tác động bởi lực lượng này, lực lượng kia thỉnh thoảng xuống hỏi, thỉnh thoảng xuống thanh tra”, ông Minh nêu.

Giám sát công việc ở các địa phương, cải thiện môi trường kinh doanh Phát biểu tại tổ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá những khó khăn của nền kinh tế hiện nay là khó khăn chung của thế giới, Việt Nam không thể nằm ngoài quy luật bởi đặc thù của một nền kinh tế mở. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Đ.X  Trong khi đó, từ nội tại, khả năng chống chịu và năng lực của nền kinh tế và năng suất lao động vẫn còn hạn chế và khó có thể khắc phục trong ngày một ngày hai. Cạnh đó là vấn đề cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh và đùn đẩy trách nhiệm làm chậm lại mọi thứ. “Địa phương xin ý kiến của các bộ, ngành nhiều quá, mà nhiều cái không cần thiết”, ông Dũng nêu thực tế. Với mức tăng GDP 3 tháng đầu năm chỉ đạt 3,32%, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm nay là thách thức lớn, nhưng không nên vội điều chỉnh chỉ tiêu, mà phải nỗ lực phấn đấu, tìm cơ hội bù đắp những thiếu hụt trong tăng trưởng. Nêu 3 thách thức lớn của doanh nghiệp về dòng tiền, thị trường và khả năng tiếp cận đơn hàng, hấp thụ vốn, ông Dũng đánh giá ách tắc hiện nay đang nằm ở khâu thủ tục khiến doanh nghiệp “kêu” rất nhiều, nếu không giải quyết nhanh sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Từ đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, cần giám sát công việc ở các địa phương, cải thiện môi trường kinh doanh. Bởi, vừa qua việc này đã làm tốt, cắt giảm hàng nghìn điều kiện kinh doanh nhưng các chính sách mới ban hành lại xuất hiện những thủ tục, rào cản mới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội “chốt” được bán thuốc online từ 1/7/2025

Quốc hội “chốt” được bán thuốc online từ 1/7/2025

(Thanh tra) - Từ 1/7/2025, cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử với thuốc không kê đơn, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Quốc hội thông qua.

Hương Giang

15:59 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm