Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 15/01/2025 - 20:57
(Thanh tra) - Chiều 15/1, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy. Ông Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương dự và chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, ông Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị các vụ, đơn vị, cán bộ, công chức Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thực hiện ngay công việc của mình, không để công việc bị gián đoạn, bỏ sót, bị chững lại; phấn đấu, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.
Bộ Chính trị quyết định biên chế của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Theo quyết định của Bộ Chính trị, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Trung ương.
Lãnh đạo Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm: Thủ trưởng và các Phó Thủ trưởng cơ quan. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là thủ trưởng cơ quan; các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là phó thủ trưởng cơ quan.
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương có 12 vụ, đơn vị (trong đó có 9 vụ địa bàn). Biên chế của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương do Bộ Chính trị quyết định trên cơ sở đề xuất của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương.
Khi cần thiết, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương được trưng tập một số cán bộ phục vụ công tác nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
Tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện nhiệm vụ
Quyết định của Bộ Chính trị nêu rõ 15 nhiệm vụ của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ.
Trong đó, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nhiệm vụ chuẩn bị các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, các báo cáo, đề án, các vụ việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, quyết định theo thẩm quyền; kiểm tra, giám sát, kiểm soát tài sản, thu nhập đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Cơ quan cũng có nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp uỷ, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng; kiểm lại kết luận, thông báo, quyết định của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Kiểm tra Đảng.
Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; tham gia ý kiến thẩm định các trường hợp do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng.
Nhiệm vụ nữa là thẩm định các đề án của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng (là cơ quan chủ trì), Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan giúp Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo dõi, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư...
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương có quyền đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị trong việc thành lập mới, giải thể, sáp nhập các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương; quyết định thành lập các phòng trực thuộc đơn vị của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Cạnh đó, có quyền quyết định về công tác cán bộ của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương theo phân cấp quản lý; kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương khi cần thiết; duyệt kế hoạch công tác hằng năm của các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - “Cán bộ đại diện cho nền hành chính mà né tránh, đùn đẩy, vô cảm, chuyển vòng quanh thì nền hành chính ấy có được thiết kế khoa học bao nhiêu cũng không đạt yêu cầu”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ.
Hương Giang
(Thanh tra) - Yên Bái là một trong những địa phương tiêu biểu, đi đầu trong việc triển khai các mô hình tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh mới, nhận được sự đánh giá cao từ Trung ương. Những nỗ lực này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị mà còn tiết kiệm nguồn lực đáng kể, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Bùi Bình
Hương Giang
Bùi Bình
Trọng Tài
Hương Giang
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Hoàng Long
Khánh Anh
Hương Giang
T.Thanh
Bùi Bình
Minh Tân
Đông Hà
Nam Dũng
Trọng Tài