Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 23/11/2023 - 18:44
(Thanh tra) - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi mở rộng thêm 5 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Thảo luận ở hội trường sáng 23/11, đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ cơ sở mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám. Ảnh: P.Thắng
Đánh giá kỹ tác động, tranh phản ứng tiêu cực
Theo dự thảo luật, có thêm 5 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, gồm:
- Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh);
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;
- Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt);
- Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019.
Nêu ý kiến vấn đề này, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên) đề nghị đánh giá tác động đến các chi phí phát sinh.
“Cần nghiên cứu đánh giá kỹ tác động và làm rõ các lợi ích chi phí khi tham gia BHXH bắt buộc của các nhóm đối tượng này, tránh phát sinh các phản ứng tiêu cực”, bà Mai nói.
Đại biểu đoàn Hưng Yên băn khoăn khi báo cáo đánh giá tác động chính sách trong dự án luật, có gần 2 triệu hộ đăng ký kinh doanh, khoảng 270.000 người hoạt động không chuyên trách ở thôn tổ dân phố, ba nhóm đối tượng còn lại chưa có thống kê cụ thể.
Thêm nữa, bà Mai lưu ý, tình trạng trốn, nợ đóng BHXH với các đối tượng dễ quản lý và dễ xử lý hơn vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do đó, đại biểu góp ý, nếu mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, cần phải có chế tài xử phạt nghiêm minh, để tránh tình trạng chậm và trốn đóng BHXH.
Cho rằng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là cần thiết, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nói, quy định như dự thảo phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của cử tri trong nhiều năm gần đây.
“Mở rộng đối tượng tham gia BHXH đương nhiên sẽ mở rộng mạng lưới bao phủ BHXH, đây là cái đích chúng ta đang hướng đến, tạo mạng lưới an sinh xã hội vững chắc và hiệu quả”, bà Nga nhấn mạnh.
Cũng tán thành mở rộng các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) đề nghị chú ý đối tượng chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh).
“Quy định này là một bước mới so với luật hiện hành”, ông Tám nhận định và đề nghị, cần làm rõ cơ sở quy định này.
Thêm nữa, theo ông Tám, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như dự thảo luật là khá bao trùm và rất rộng, nhất là khi chúng ta chưa có cơ sở dữ liệu về lao động. Do dó, đại biểu đề nghị có chế tài để đảm bảo tính khả thi.
Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã cân nhắc, xem xét
Liên quan đến mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, thảo luận tại tổ (ngày 2/11) cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Báo cáo dự kiến một số nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải thích, dự thảo luật quy định bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
Nhóm đối tượng này đang hưởng chế độ phụ cấp do ngân sách Nhà nước đảm bảo. Khi tham gia BHXH bắt buộc, với vai trò là người sử dụng lao động của người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, Nhà nước sẽ thực hiện trách nhiệm với phần đóng góp của mình với đối tượng này.
Theo dự tính đến 31/12/2022, cả nước có khoảng 270.346 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Tuy nhiên, do phần nhiều người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, nên thực tế thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc ít hơn nhiều.
Cơ quan soạn thảo dự luật tính toán, dự kiến kinh phí ngân sách Nhà nước đóng BHXH bắt buộc cho nhóm đối tượng này khoảng hơn 332 tỷ đồng/năm.
Về chủ hộ kinh doanh, theo ông Dung, nhu cầu mong muốn tham gia BHXH bắt buộc để thụ hưởng đầy đủ các chế độ của các đối tượng là thực tế. Thời gian vừa qua, dù pháp luật chưa quy định nhưng thực tiễn đã có hơn 4.000 người là chủ hộ kinh doanh đã tham gia và thụ hưởng các chế độ của BHXH bắt buộc.
“Để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, dự thảo luật quy định bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các đối tượng trên đã được cân nhắc, xem xét”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Cơ quan soạn thảo thông tin, dự thảo luật chỉ quy định với chủ hộ có đăng ký kinh doanh, không quy định bắt buộc với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Những người lao động làm việc không trọn thời gian, có mức tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất, những người lao động làm việc không trọn thời gian có mức tiền lương tháng thấp hơn căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất cũng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
Căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.
“Các đối tượng như chủ hộ có đăng ký kinh doanh; người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương được lựa chọn từ căn cứ đóng thấp nhất này trở lên, phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu của từng người”, theo bộ trưởng Dung.
Dự thảo luật còn quy định theo hướng “việc tham gia BHXH bắt buộc đối với các đối tượng khác có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ”.
Quy định này tạo điều kiện cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với các nhóm đối tượng khác, phù hợp với sự thay đổi của quan hệ lao động, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, đời sống của người lao động trong tương lai, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.
Nghị quyết số 28 của Trung ương đặt ra yêu cầu: “Rà soát, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt”. Chủ trương của Nghị quyết số 28 là “hướng tới chính sách BHXH bắt buộc đối với toàn bộ người lao động có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết”.
Báo cáo gửi đại biểu, cơ quan soạn thảo luật dẫn ý kiến của Ngân hàng Thế giới (WB) đã thống kê tình hình thực hiện BHXH của các nước (Trung Quốc, Hàn Quốc…) rút ra bài học: Muốn gia tăng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH một cách hiệu quả cần phải kết hợp hài hòa giữa quy định bắt buộc đối với lao động khu vực chính thức và quy định ngân sách Nhà nước hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện đối với lao động khu vực phi chính thức.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 12/12, Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình. Trong khuôn khổ kỳ họp, các đại biểu đã thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025” và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.
Bùi Bình
13:17 12/12/2024(Thanh tra) -
Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024Chính Bình
12:25 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Hương Giang
23:28 11/12/2024Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải