Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 01/03/2021 - 22:13
(Thanh tra) - Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cơ quan hành chính quận, phường ở Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh phải mạnh, là nơi lo cho dân, kể cả giải quyết việc làm và an toàn cho người dân.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Quang Hiếu
Chiều ngày 1/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo các nghị định quy định chi tiết thi hành các nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh và thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng.
Cơ quan hành chính quận, phường phải mạnh
Tại cuộc họp, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, cần có khuôn khổ pháp lý để tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoạt động sớm.
Theo ông, đây là vấn đề mà 2 địa phương rất mong mỏi, nhất là TP Hồ Chí Minh vừa thành lập TP Thủ Đức với quy mô lớn (1,1 triệu dân), chiếm khoảng 11% GDP của cả nước.
Thủ tướng lưu ý một số nguyên tắc. Đó là, các tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng phải đáp ứng được yêu cầu đặc thù của từng địa phương, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương theo quy định pháp luật.
“Từ việc thí điểm và áp dụng mô hình mới này, các đồng chí sẽ góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, bảo đảm sự quản lý và chỉ đạo tập trung, thống nhất của UBND, Chủ tịch UBND TP, phù hợp với đổi mới việc tổ chức hoạt động của quận, phường theo hướng năng động, linh hoạt, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng sự hài lòng người dân và doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh sự năng động, thuận lợi, linh hoạt rất quan trọng đối với thực hiện các nghị quyết này ở Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh khi không có HĐND ở quận, phường.
Theo đó, thực hiện thống nhất chế độ công vụ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước gắn với xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng đô thị văn minh, cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức.
Cơ quan hành chính quận, phường phải mạnh, là nơi lo cho dân, kể cả giải quyết việc làm và an toàn cho người dân.
“Ý rất quan trọng mà chúng ta phải nhấn mạnh là một bộ máy hướng về người dân, nhanh chóng hơn, kịp thời hơn, thuận lợi hơn cho người dân”, Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc phải nâng cao trách nhiệm trước Đảng, trước dân.
Chế độ thủ trưởng, không được lạm quyền
Về nội dung 2 dự thảo nghị định, Thủ tướng thống nhất quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND với vai trò là người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn quận, phường. Thực hiện chế độ thủ trưởng nhưng không được lạm quyền, cho nên phải có giám sát, bàn bạc, thảo luận những vấn đề quan trọng ở phường, quận khi thấy cần thiết.
Lưu ý, ở đâu có quyền lực thì phải có sự giám sát, theo Thủ tướng, khi không có HĐND quận, phường thì vai trò của HĐND TP, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng, của Quận ủy rất quan trọng trong việc giám sát cấp quận, phường.
Với TP Thủ Đức, Thủ tướng giao UBND Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất mô hình quản lý của TP này.
Lãnh đạo Chính phủ cũng giao Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của Thường trực Chính phủ, các ý kiến tại cuộc họp khẩn trương hoàn thiện các dự thảo Nghị định, trình Chính phủ xem xét, ban hành để các TP kịp thời triển khai tổ chức bộ máy theo mô hình mới, phục vụ công tác bầu cử HĐND các cấp trong tháng 5 tới.
Theo các Nghị quyết của Quốc hội, tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, UBND quận, phường là cơ quan hành chính (không có HĐND).
Với Đà Nẵng, chính quyền địa phương ở phường thuộc quận không còn là một cấp chính quyền, mà chỉ là cơ quan hành chính thuộc UBND quận. Để bảo đảm tính thống nhất như quy định đối với mô hình chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, dự thảo Nghị định quy định biên chế công chức làm việc tại UBND phường thuộc biên chế công chức của UBND quận và do UBND quận quản lý, sử dụng.
Theo Bộ Nội vụ, khi công chức cấp xã làm việc tại UBND phường được chuyển thành biên chế công chức do UBND quận quản lý và sử dụng thì chế độ, chính sách thực hiện như đối với công chức, không làm phát sinh các chế độ, chính sách mới.
Đà Nẵng cần phấn đấu để trở thành TP loại đặc biệt
Sáng cùng ngày, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp về báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo Thủ tướng, đồ án quy hoạch bảo đảm tính kế thừa, tính định hướng. Song, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, bây giờ, Đà Nẵng là đô thị loại I, nhưng tương lai không xa sẽ là TP loại đặc biệt của Việt Nam.
“Thành ủy, UBND, HĐND TP, người dân TP phấn đấu theo hướng đó để đưa TP lên tầm cao mới, cả chất lượng, quy mô phát triển”, Thủ tướng nêu.
Quy hoạch cũng xác định Đà Nẵng là TP du lịch dịch vụ mũi nhọn, trung tâm của kinh tế biển Việt Nam, cổng vào của Hành lang kinh tế Đông Tây. Đây là TP đáng sống, TP an toàn.
Thủ tướng đề nghị, cần làm rõ khái niệm này, “đáng sống là như thế nào”.
Cạnh đó, Đà Nẵng cần có biện pháp xử lý vấn đề biến đổi khí hậu, làm rõ vị thế quốc phòng, an ninh, “những điểm cao của TP phát triển đến đâu, như thế nào”.
Đà Nẵng cũng cần làm rõ đi lên bằng cách nào trong phát triển, không chỉ có du lịch vì thời gian qua, đây là một trong những địa phương tăng trưởng âm do chủ yếu tập trung vào du lịch, dịch vụ.
Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý, phải chống tham nhũng, tiêu cực trong giải quyết điều chỉnh quy hoạch và thực hiện quy hoạch chi tiết. Chính phủ, chính quyền các địa phương hướng về người dân, phục vụ sự phát triển của đất nước, của địa phương, tạo thuận lợi cho môi trường sống của người dân.
Theo ông, phải có cơ chế giám sát thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch chi tiết và điều chỉnh quy hoạch, các phân khu chức năng.
“Ở đây có biển, có sông, có núi, có những vị trí nhạy cảm có thể thu nhiều lợi nhuận mà trong quá trình chỉ đạo thực hiện quy hoạch cần chú ý. Thành ủy, HĐND, UBND TP Đà Nẵng cần chỉ đạo, giám sát, có quy chế quản lý công khai, minh bạch vấn đề này”, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì cùng các cơ quan định kỳ giám sát việc thực hiện quy hoạch.
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ lưu ý lập quy hoạch và hiện thực hóa quy hoạch phải đi liền với nhau, không chỉ quy hoạch trên giấy tờ. Ông yêu cầu thành phố hoàn thiện nội dung, hồ sơ đồ án theo ý kiến của các bộ, ngành, trình Thủ tướng ký, ban hành.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân