Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 19/06/2020 - 19:15
(Thanh tra) - Từ tháng 7, TP Đà Nẵng là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND TP; còn cấp quận và phường chỉ có UBND.
Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết. Ảnh: TN
Với tỷ lệ 445/451 đại biểu có mặt (chiếm 92,13%) tán thành, chiều nay 19/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng.
Theo đó, TP Đà Nẵng là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND TP; còn cấp quận và phường chỉ có UBND.
UBND quận gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận. UBND quận loại I có không quá 3 Phó Chủ tịch, quận loại II có không quá 2 Phó Chủ tịch.
Còn UBND phường gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các công chức khác của phường. UBND phường loại I và loại II có không quá 2 Phó Chủ tịch; phường loại III có 1 Phó Chủ tịch.
Để tăng cường cơ chế kiểm soát quyền lực đối với chính quyền địa phương và cơ quan tư pháp ở quận, Nghị quyết nêu rõ thẩm quyền của HĐND TP trong việc giám sát hoạt động của UBND quận, UBND phường, TAND và Viện KSND quận; xem xét việc trả lời chất vấn của đại biểu HĐND TP đối với Chủ tịch UBND quận, Chánh án TAND, Viện trưởng Viện KSND quận.
Cạnh đó, nhằm tạo sự linh hoạt, chủ động cho TP trong trường hợp cần bố trí tăng thêm số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách tại mỗi Ban của HĐND TP, nghị quyết quy định, mỗi Ban có không quá 2 Phó trưởng Ban hoạt động chuyên trách; Trưởng ban của HĐND TP có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
HĐND TP có quyền lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch UBND quận
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết trước khi Quốc hội biểu quyết, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, một số ý kiến đề nghị thực hiện thí điểm người dân trực tiếp bầu Chủ tịch UBND để bảo đảm quyền của người dân trong việc lựa chọn người đứng đầu chính quyền địa phương, đồng thời có cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực đối với Chủ tịch UBND.
Về việc này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc tổ chức để người dân trực tiếp bầu Chủ tịch UBND là hình thức dân chủ trực tiếp, qua đó nhân dân giám sát và kiểm soát quyền lực đối với người đứng đầu chính quyền địa phương.
“Để có thể áp dụng được cơ chế này, cần phải có sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng. Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin phép chưa quy định nội dung này trong dự thảo Nghị quyết”, ông Tùng nói.
Để giám sát, kiểm soát quyền lực đối với Chủ tịch UBND quận, phường, Nghị quyết đã quy định cơ chế chịu trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận, phường; đồng thời quy định HĐND TP có thẩm quyền lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch UBND quận và hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm.
Nghị quyết cũng tiếp tục duy trì cơ chế kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội như hiện nay.
Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Đà Nẵng được thực hiện từ ngày 1/7/2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm.
Đà Nẵng được điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị
Cũng theo nghị quyết của Quốc hội, trên cơ sở đồ án quy hoạch đô thị TP đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho UBND TP Đà Nẵng được thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị TP theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng quy định và báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện.
Về quản lý tài chính, ngân sách, Đà Nẵng được thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Sau khi ngân sách TP bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền, HĐND TP Đà Nẵng được quyết định sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách TP để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách.
HĐND TP Đà Nẵng quyết định phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí, trừ án phí,lệ phí Tòa án.
Ngân sách TP Đà Nẵng được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách thu để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách TP và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách TP Đà Nẵng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam