Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

TP Hồ Chí Minh sẽ không còn HĐND quận, phường, có thể lập TP Thủ Đức

Hương Giang

Thứ hai, 16/11/2020 - 10:21

(Thanh tra) - Quốc hội đã quyết định cho TP Hồ Chí Minh không tổ chức HĐND quận, phường từ năm 2021. Cạnh đó, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; UBND, Chủ tịch UBND TP thuộc TP Hồ Chí Minh.

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết. Ảnh: CTV

Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua với 420/428 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,14% tổng số ĐBQH).

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 và việc tổ chức chính quyền đô thị quy định tại Nghị quyết này được thực hiện từ ngày 1/7/2021.

Quận không quá 3, phường không quá 2 Phó Chủ tịch

Nghị quyết quy định chính quyền địa phương ở TP Hồ Chí Minh gồm: HĐND TP và UBND TP. Ở cấp quận, phường không có HĐND mà chỉ có UBND.

Việc tổ chức chính quyền địa phương ở các huyện, TP, xã, thị trấn của được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Cơ cấu tổ chức của UBND quận gồm Chủ tịch, không quá 3 Phó Chủ tịch, các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND quận.

Còn UBND phường gồm Chủ tịch, không quá 2 Phó Chủ tịch và các công chức khác của UBND phường.

HĐND và UBND quận, phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30/6/2021. Kể từ ngày 1/7/2021, UBND quận, UBND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị quyết này.

Cũng từ 1/7/2021, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường, công chức cấp xã ở phường được bầu hoặc tuyển dụng trước thời điểm này được chuyển thành công chức làm việc tại phường đang công tác; trường hợp chuyển sang vị trí việc làm mới thì công chức phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn phù hợp vị trí việc làm đó theo quy định của Chính phủ

Có HĐND, UBND TP thuộc TP Hồ Chí Minh

Một điểm đáng chú ý nữa, là nghị quyết có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TP thuộc TP Hồ Chí Minh.

Đây cũng là nội dung trong quá trình thảo luận có ý kiến băn khoăn là không hợp lý vì trên thực tế chưa có đơn vị hành chính này; quy định như vậy sẽ không thống nhất với quy định tại Điều 1 của dự thảo Nghị quyết.

Báo cáo giải trình, tiếp thu trước khi Quốc hội biểu quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trên cơ sở quy định về “đơn vị hành chính tương đương” với quận, huyện, thị xã tại khoản 1 Điều 110 của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã cụ thể hóa tên gọi của đơn vị này là “thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương” (khoản 2 Điều 2).

Để tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức chính quyền địa phương ở loại đơn vị hành chính này, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định cụ thể cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (Mục 3 Chương III).

“Đề án đề nghị thành lập TP Thủ Đức thuộc TP đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của chính quyền TP Thủ Đức sau khi được thành lập thì việc dự thảo Nghị quyết này quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thành phố thuộc TP là cần thiết và phù hợp”, báo cáo nêu.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng khẳng định quy định như vậy không mâu thuẫn với khoản 4 Điều 1 của dự thảo Nghị quyết vì tại TP thuộc TP vẫn tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhưng do ở các phường thuộc TP này không tổ chức HĐND nên trong Nghị quyết của Quốc hội phải bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn cho HĐND, UBND TP thuộc TP tương tự như đối với HĐND, UBND TP Hồ Chí Minh.

Đề án đề nghị thành lập TP Thủ Đức thuộc TP Hồ Chí Minh đã được Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo thẩm quyền. Theo dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nội dung này tại phiên họp tháng 12/2020.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm