Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân: TP Hồ Chí Minh đủ khả năng khắc phục vấn đề có nguy cơ

Hương Giang

Thứ hai, 26/10/2020 - 21:24

(Thanh tra) - “Những vấn đề chúng ta lo lắng có thể phát sinh, TP Hồ Chí Minh đã trải nghiệm 6 năm rồi, vì thế sẽ có đầy đủ khả năng khắc phục vấn đề có nguy cơ”, Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân phát biểu và khẳng định, TP này có thể thực hiện ngay chính quyền đô thị mà không cần thí điểm.

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân (Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh)

Thảo luận Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh tại phiên họp Quốc hội chiều 26/10, Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân (Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) nêu nhiều lý do để áp dụng ngay mô hình này mà không cần thí điểm.

Sự chậm trễ của chính quyền sẽ kìm hãm sự phát triển

Theo ông Nhân, diện tích TP Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số chiếm 9%, nhưng kinh tế đóng góp 22%, nên áp lực quản lý rất lớn về mặt công việc.

TP hiện có 5 quận với dân số 500.000-800.000 người/quận, cho thấy số đầu việc phát sinh hàng ngày của cấp này rất lớn.

“Về cường độ kinh tế, trên 1km2, TP tạo ra khoảng 40 lần giá trị kinh tế bình quân cả nước. Như vậy, những hoạt động này phải được đáp ứng nhu cầu phát sinh, giải quyết kịp thời. Sự chậm trễ của chính quyền các cấp sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế”, ông Nhân nói.

Theo ông Nhân, nếu thực hiện mô hình chính quyền đô thị sẽ giúp quyết định nhanh hơn, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền các quận và các phường. Nếu cơ chế không đáp ứng thì việc thay thế người này do UBND, HĐND TP thực hiện sẽ nhanh hơn.

Nguyên Bí thư TP Hồ Chí Minh khẳng định có thể thực hiện ngay chính quyền đô thị mà không cần thí điểm, đồng thời đưa ra 6 nguyên nhân minh chứng cho điều này.

Đầu tiên, TP Hồ Chí Minh đã có hơn 6 năm thí điểm không có HĐND của cả 24 quận và huyện, 259 phường, xã.

“Những vấn đề chúng ta lo lắng có thể phát sinh, TP đã trải nghiệm 6 năm rồi, vì thế sẽ có đầy đủ khả năng khắc phục vấn đề có nguy cơ lớn”, ông Nhân phát biểu.

Mỗi tháng phải xử lý 21 đảng viên, cán bộ công chức có vi phạm

Về tính dân chủ, ông Nhân cho biết, so với cơ chế 10 năm trước có HĐND, đại biểu Quốc hội giám sát, nay TP TP Hồ Chí Minh có thêm 4 cơ chế mới để tăng quyền giám sát như Đảng giám sát chính quyền cao cấp; thành phố yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải lắng nghe phản ánh người dân.

“Bằng quy định này, trong 33 tháng qua, TP Hồ Chí Minh tiếp nhận gần 8.000 ý kiến người dân và xử lý kịp thời gian 96%, tức là bình quân mỗi một tháng tiếp nhận 239 ý kiến, mỗi một ngày 8-9 ý kiến, qua đó xử lý cán bộ vi phạm”, ông Nhân thông tin và cho biết thêm, bình quân mỗi tháng TP phải xử lý 10 đảng viên, 11 cán bộ, công chức có sai phạm do người dân phát hiện.

Một cơ chế giám sát khác là TP đã có phương thức thực hiện đô thị thông minh, người dân có thể dùng điện thoại di động, nhắn tin email để báo cho chính quyền các cấp những vấn đề liên quan người dân.

Bên cạnh đó, hàng năm, Thường vụ Thành ủy cùng rà soát và đồng bộ hóa nhiệm vụ giám sát, thanh tra, kiểm tra của 4 cơ quan Quốc hội, HĐND, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Ông Nhân cho biết, thực tế vừa qua, Chủ tịch UBND TP cũng như UBND TP đã phân cấp 55 đầu việc thuộc trách nhiệm cấp TP cho quận, huyện, sở, ngành, để việc quyết định được nhanh hơn.

“Dù Quốc hội cho phép nghị quyết thực hiện chính quyền đô thị không có chữ “thí điểm” thì trách nhiệm của TP, cả cấp ủy, chính quyền sau 3 năm phải sơ kết báo cáo Quốc hội, sau 5 năm tổng kết, nếu có nội dung chưa phù hợp sẽ kiến nghị Quốc hội cho sửa đổi hoặc cùng sửa với đánh giá thí điểm của Hà Nội, Đà Nẵng”, ông Nhân nhấn mạnh.

Mọi vướng mắc đã không còn…

Ủng hộ việc TP Hồ Chí Minh tổ chức chính quyền đô thị không qua thí điểm, đại biểu Nguyễn Bá Sơn (đoàn Đà Nẵng) cho rằng việc này là phù hợp hoàn toàn với quy định của pháp luật hiện hành.

Theo ông Sơn, TP Hồ Chí Minh đã thông qua quá trình thí điểm và tổng kết thực hiện thí điểm, đã rút ra bài học kinh nghiệm nên không nhất thiết phải tiến hành thí điểm nhằm tránh lãng phí về thời gian, nguồn lực.

Tương tự, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh), đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cũng nêu nhiều lý do ủng hộ TP Hồ Chí Minh thực hiện chính quyền đô thị mà không cần thí điểm.

“Với Hà Nội và Đà Nẵng, nếu không thí điểm thì vướng cả về cơ sở pháp lý và bài học thực tiễn. Còn với TP Hồ Chí Minh lần này, mọi vướng mắc tương tự đã không còn, không có lý do gì chúng ta không mạnh dạn đồng ý để địa phương thực hiện ngay mô hình chính quyền đô thị mà không thực hiện thí điểm”, ông Hùng nêu.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm