Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 13/01/2025 - 12:48
(Thanh tra) - “Cơ chế quản lý khoa học phải tạo động lực đổi mới, sáng tạo như tinh thần "khoán 10" trong nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị sáng 13/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".
Ngân sách chi cho khoa học công nghệ không đạt tỷ lệ tối thiểu 2%
Theo Chủ tịch Quốc hội, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV đến nay, Quốc hội đã thông qua 8 luật liên quan đến nội dung này.
Đặc biệt, 29 luật và 41 nghị quyết Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 và 8 đã giải quyết nhiều vấn đề cấp bách của thực tiễn, trong đó có những luật quy định về việc tạo lập cơ sở dữ liệu số; phương thức quản lý, cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù liên quan đến ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyến đối sổ; cho phép triển khai cơ chế thử nghiệm có kiếm soát đối với các hoạt động nghiên cứu sản xuất sản phẩm, dịch vụ, các loại hình kinh doanh mới.
Qua đó, ông Trần Thanh Mẫn khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, không phải bây giờ mới nhắc tới.
Dù vậy, theo nhận định của Chủ tịch Quốc hội, hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia vẫn còn thiếu đồng bộ, thống nhất, dẫn đến một số cơ chế khuyến khích, thúc đẩy trong những lĩnh vực này không phát huy được tác dụng.
Cơ chế đầu tư, tài chính cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thực sự phù hợp, chưa khuyến khích, thu hút đầu tư từ xã hội. Điển hình, tổng kinh phí đầu tư của toàn xã hội cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp.
Nguồn lực cho hoạt động khoa học, công nghệ còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách Nhà nước, chi đầu tư từ ngân sách cho lĩnh vực này có xu hướng giảm.
“Phân bổ vốn đầu tư cho hoạt động khoa học, công nghệ còn chồng chéo, dàn trải, chưa tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên. Kinh phí đầu tư trong những năm qua không đạt tỷ lệ tối thiểu 2% tổng chi ngân sách Nhà nước”, Chủ tịch Quốc hội nêu thực tế.
Bên cạnh đó, việc phân bổ nguồn tài chính cho các nhiệm vụ, đề án, dự án có phạm vi quy mô quốc gia còn chậm và triển khai phức tạp, mất nhiều thời gian.
“Đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh"
Đề cập nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá về thể chế để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trước hết cần nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Đi kèm với đó, ông lưu ý cần đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức, quy trình thủ tục trong hoạt động xây dựng pháp luật.
Các luật phải ngắn gọn, rõ ràng, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không luật hoá các nội dung thông tư, nghị định.
“Tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính; chuyển mạnh từ luật thiên về quản lý sang kết hợp hài hoà giữa quản lý có hiệu quả với kiến tạo phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo, kiên quyết từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”, Chủ tịch Quốc hội quán triệt.
Đặc biệt, ông nhấn mạnh hệ thống pháp luật cần được hoàn thiện, để mỗi nội dung chỉ quy định tại một luật duy nhất; quản lý theo kết quả, cần loại bỏ cơ chế xin - cho và bao cấp; đổi mới phân bổ ngân sách dựa trên kết quả đầu ra, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
“Cơ chế quản lý khoa học phải tạo động lực đổi mới, sáng tạo như tinh thần "khoán 10" trong nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra; nghiên cứu, quy định phù hợp về cơ chế thí điểm, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nghiên cứu quy định miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần nhận diện đúng, đầy đủ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, rào cản để tháo gỡ, xoá bỏ; thống nhất nhận thức về nhiệm vụ "đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh"; thể hiện rõ mức độ khuyến khích, ưu đãi vượt trội nhằm phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, ông Trần Thanh Mẫn cho biết Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét thông qua các dự án luật trong các lĩnh vực trọng tâm về khoa học; công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghệ số.
"Thời điểm hiện nay đất nước đã có đủ thế và lực, đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc; mọi cơ hội đang đến với chúng ta phải được nắm bắt kịp thời, bởi nếu để vuột mất, chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử và với Nhân dân", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn lại phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song trong năm 2024, tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. GRDP của tỉnh đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên
(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2025), chiều ngày 13/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dâng hương và thăm Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, tại phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Hải Hà
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Kim Thành
Hải Hà
TC
Đông Hà
TC
Cảnh Nhật
Hương Giang
Thái Hải
Phương Anh
Văn Thanh
Minh Tân