Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 13/04/2011 - 10:00
Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 (Nhật Bản) của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa khẳng định chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường tại Việt Nam.
Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ cho khu vực Đông Nam Á lúc 20h ngày 12/4/2011, được tính toán ngày 11/4/2011 - Ảnh Bộ KHCN
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong son khí ở Lạng Sơn do Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đo đạc, đã ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo I-131, Cs-134 và Cs-137 ở mức rất thấp.
Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã tiến hành đo đạc mẫu son khí tại Đà Lạt và Ninh Thuận.
Trong son khí ở Đà Lạt, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là Be-7 (có nguồn gốc từ tia vũ trụ), K-40, Th-232 và U-238 (có nguồn gốc từ bụi đất); còn tiếp tục ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131.
Trong son khí ở Ninh Thuận, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là Be-7, K-40, Th-232 và U-238; còn ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131, Cs-134 và Cs-137.
“Các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường”, thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết.
Các giá trị đo tại trạm quan trắc Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) cho thấy chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày 12/4/2011 so ngày 11/4/2011.
Trong khi đó, số liệu quan trắc hạt nhân phóng xạ của các trạm thuộc tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) cho thấy, tại Philippines ghi nhận được I-131, Cs-137 với nồng độ rất thấp.
Trạm tại Malaysia cũng ghi nhận được I-131, nhưng ở mức độ còn thấp hơn nhiều so với trạm ở Philippines. Các hình ảnh dự đoán cho thấy đám mây phóng xạ có thể đang đi qua lãnh thổ Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, cho tới thời điểm này trạm quan trắc đặt tại Philippines vẫn chưa ghi nhận được có sự thay đổi đáng kể nồng độ hạt nhân phóng xạ trong không khí.
Và dù có sự thay đổi đáng kể, thì nền phông phóng xạ hiện tại vẫn không thay đổi vì nồng độ hạt nhân phóng xạ đo được hiện nay rất thấp so với mức cho phép và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Nhật Bản nâng cấp độ cảnh báo hạt nhân lên mức cao nhất
Thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng cho biết, ngày 12/4, Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản công bố tạm thời nâng mức xếp loại cho sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 từ mức 5/7 lên mức 7/7, mức cao nhất trong thang phân loại sự cố hạt nhân quốc tế (INES) của IAEA, ngang bằng với tai nạn hạt nhân Chernobyl năm 1986.
Tuy vậy, Cơ quan An toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật Bản (NISA) cho biết, lượng phóng xạ này chỉ bằng khoảng 10% so với tai nạn Chernobyl. Sự thay đổi này được Nhật Bản đưa ra dựa trên ước tính về lượng phóng xạ đã phát tán ra khí quyển từ tai nạn tại Nhà máy Fukushima số 1. Sự phát tán phóng xạ này hiện vẫn đang tiếp tục.
Việc công bố xếp loại thang sự cố mới không có nghĩa là sự cố đã trầm trọng hơn so với ngày hôm trước, mà chỉ là đánh giá lại tình trạng thực tế của sự cố đã xảy ra.
(Theo Chinhphu.vn)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh