Theo dõi Báo Thanh tra trên
Xuân Thống
Chủ nhật, 24/10/2021 - 16:01
(Thanh tra)- Nhằm xây dựng hệ thống chính trị tại các vùng đặc thù, vùng giáo, nhiều năm qua các cấp ủy, chính quyền ở Nghệ An đã xây dựng, ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách chú trọng củng cố các tổ chức cơ sở Đảng và phát triển đảng viên ở các làng, bản vùng có đông đồng bào theo đạo, vùng dân tộc thiểu số (DTTS).
MTTQ huyện Quỳnh Lưu trao nhà đại đoàn kết cho giáo dân Trần Văn Sáng, ở xã Quỳnh Hưng. Ảnh: Xuân Thống
Qua tìm hiểu thực tế về hệ thống xây dựng chính trị vùng có đồng bào DTTS, vùng đồng bào có đạo, từ 2 - 3 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh gần đây, Tỉnh ủy Nghệ An liên tục ban hành các nghị quyết, đề án, kết luận, chỉ thị liên quan đến việc xây dựng hệ thống chính trị vùng đặc thù.
Có thể kể đến như: Đề án số 01/ĐA-TU, ngày 10/8/2016 “về xây dựng chi bộ, phát triển đảng viên ở các khối, xóm, bản chưa có chi bộ, chưa có đảng viên và khối, xóm, bản có nguy cơ không còn chi bộ, giai đoạn 2016 - 2020”. Đây được xem bước chuyển về công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên để quyết tâm, sâu sát cơ sở, tạo bước chuyển thực sự bền vững trong toàn hệ thống chính trị.
Quỳnh Lưu là một trong những địa phương có đông đồng bào có đạo sinh sống, bên cạnh còn có một số xã có bà con DTTS. Thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ, huyện đã đề ra chương trình "tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vùng đặc thù" gồm các vùng có đồng bào tôn giáo, dân tộc ít người. Quá trình thực hiện, tại các tổ chức Đảng, hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường, đội ngũ cốt cán hoạt động ngày càng hiệu quả, rõ nét hơn.
Để đạt được kết quả trên, Mặt trặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp đã thường xuyên phối hợp với các ban Đảng bồi dưỡng giáo dân ưu tú kết nạp Đảng, tham gia thành lập các chi bộ thôn, xóm; chỉ đạo tuyên truyền vận động nhằm tập hợp, thu hút đông đảo giáo dân vào sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể.
Ủy ban MTTQ huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện mở các lớp tập huấn cán bộ, phổ biến quán triệt học tập Nghị quyết Đại hội Đảng cho Hội đồng Mục vụ các giáo xứ, giáo họ, Ban Đoàn kết Công giáo, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn có giáo dân. Qua các phương pháp này giúp nhiều quần chúng đã tích cực tham gia hoạt động, sinh hoạt có tổ chức và không ngừng phấn đấu, rèn luyện, được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Nhờ đó, tỷ lệ thanh niên là giáo dân và vùng DTTS được vào sinh hoạt trong các đoàn thể ngày càng tăng.
Bà Phạm Thị Hải Yến, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy kiêm Chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện Quỳnh Lưu cho biết: Để củng cố, phát triển hệ thống chính trị vùng đặc thù, nhất là chăm lo phát triển đảng viên, thời gian qua MTTQ huyện và cấp xã có đồng bào theo đạo, các địa phương có DTTS luôn tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tham gia hoạt động xã hội, chương trình công tác do MTTQ, các đoàn thể phát động, qua đó phát hiện, bồi dưỡng tạo nguồn đảng viên cho địa phương. Huyện cũng gắn với nhiệm vụ đề nghị để cán bộ đó được quy hoạch các chức danh cụ thể nhằm tạo điều kiện và động lực phấn đấu.
Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động như an sinh xã hội, xây dựng các mô hình, MTTQ và các đoàn thể đã xây dựng mô hình dân vận khéo vùng giáo, hỗ trợ mô hình sinh kế phát triển kinh tế giảm nghèo, tổ chức các hoạt động giao lưu nhân ngày hội Đại đoàn kết, ngày lễ Giáng sinh và các hoạt động kết nghĩa giữa các đơn vị, hoạt động từ thiện xã hội ở các giáo xứ, giáo họ…
Tại các huyện có đồng bào DTTS sinh sống, tập trung ở địa bàn 27 xã biên giới tiếp giáp nước bạn Lào, thuộc 6 huyện (Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn và Thanh Chương), cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm củng cố tổ chức Đảng tại các chi bộ, chú trọng công tác phát triển đảng viên gắn với bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng cán bộ cơ sở, phát huy vai trò người có uy tín làm trung tâm đoàn kết, nhịp cầu nối ý Đảng - lòng dân, đưa chủ trương, chính sách của Đảng đi vào cuộc sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Ông Vi Hòe, Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn cho hay: Thời gian qua, Huyện ủy Kỳ Sơn đã tăng cường nâng cao trách nhiệm và nhận thức của cấp ủy tổ chức đảng cơ sở đối với công tác phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn đảng viên là những quần chúng ưu tú đang sinh sống, gắn bó lâu dài ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, trong đó chú trọng đào tạo, bối dưỡng nguồn cán bộ là đảng viên, kể cả học sinh, sinh viên con em các dân tộc ít người để họ thực sự là nguồn nhân lực kế cận và lâu dài cho các xã cũng như huyện. Qua tổng hợp, nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện đã kết nạp 1.079 đảng viên, 9 tháng của năm 2021 đã kết nạp 119 đảng viên, kế hoạch tỉnh giao cho cả nhiệm kỳ từ 150 - 200 đảng viên mới.
Sau 4 năm thực hiện đề án, nhận thức của cấp ủy các cấp trên địa bàn huyện Quế Phong về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở nói chung, đặc biệt việc phát triển đảng viên ở các khối xóm, bản chưa có chi bộ, chưa có đảng viên và xóm có nguy cơ không còn chi bộ được nâng lên.
Theo bà Trương Thị Tuyết Mai, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Quế Phong, từ chỗ 100% tổ chức cơ sở đảng ở 194 xóm có chi bộ, thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đảng viên.
Hàng năm, các tổ chức cơ sở Đảng đã xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên để triển khai thực hiện; chủ động phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện mở các lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng cho quần chúng ưu tú, để tạo nguồn phát triển đảng.
Thường xuyên kiểm tra rà soát, phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ quần chúng ưu tú có đủ điều kiện tiêu chuẩn đề nghị kết nạp vào Đảng gắn với quan tâm phát triển Đảng ở các chi bộ nhiều năm chưa kết nạp được đảng viên mới.
Do vậy, liên tục từ năm 2016 huyện không có xóm không có chi bộ, không có đảng viên và xóm có nguy cơ không còn chi bộ. Mới đây, sau khi thực hiện chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính, toàn huyện có 107 chi bộ/107 xóm; không có xóm có nguy cơ không còn chi bộ.
Theo ông Lê Quốc Khánh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An, thực hiện Đề án 01 đã tạo được bước chuyển tích cực, không chỉ từng bước giảm số lượng xóm chưa có chi bộ, chưa có đảng viên tại chỗ mà còn góp phần củng cố hệ thống chính trị ở vùng đặc thù, vùng khó khăn, từ đó thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Đến nay, 100% thôn, bản vùng DTTS đã thành lập được chi bộ độc lập, không có thôn, bản “trắng” chi bộ. Ở vùng có đông đồng bào tôn giáo sinh sống, đã có hàng trăm quần chúng được phát hiện, bồi dưỡng, tham gia lớp cảm tình đảng và trở thành quần chúng ưu tú được kết nạp đảng; số xóm không có chi bộ giảm mạnh.
Các hoạt động, các phong trào sôi nổi của các tổ chức Đảng và các đoàn thể ở cơ sở đã tạo môi trường, điều kiện để các nhân tố tích cực phát huy, từ đó phát hiện, bồi dưỡng nguồn cho Đảng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh
T.Thanh
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Phương Anh
Phương Anh
Trung Hà