Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động nói về chi tiêu kinh phí công đoàn

Hương Giang

Thứ bảy, 08/06/2024 - 21:49

(Thanh tra) - Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, với mức lương bình quân hiện nay, thu kinh phí công đoàn của mỗi người lao động trong 1 năm khoảng 2 triệu đồng. Trong đó, để lại công đoàn cơ sở 75% nhưng thực tế chi trực tiếp cho người lao động 84%, còn lại chi tiêu cho cấp trên.

Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nói về chi tiêu kinh phí công đoàn. Ảnh: P.Thắng

Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi trình ra Quốc hội đã bổ sung quy định về phân phối kinh phí công đoàn 2% theo 2 phương án.

Phương án 1 quy định kinh phí công đoàn 2% “được phân phối cho các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo quy định của Chính phủ”.

Phương án 2 quy định, kinh phí công đoàn 2% do công đoàn cấp trên quản lý, sử dụng 25%; 75% còn lại được phân phối cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp do Chính phủ quy định.

Nên cụ thể phân chia kinh phí công đoàn 2% trong luật

Nêu ý kiến tại tổ về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) ngày 8/6, đại biểu Bùi Huyền Mai (đoàn TP Hà Nội) đồng ý duy trì mức kinh phí công đoàn 2%.

Quy định này, theo bà Mai, là kế thừa nguyên vẹn quy định hiện hành, có đủ căn cứ chính trị, tạo điều kiện nguồn lực đủ mạnh chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp người lao động, duy trì nguồn lực hiện có.

Với 2 phương án phân phối khoản kinh phí công đoàn, bà Mai cho rằng, nên thực hiện theo phương án 2, quy định cụ thể phân chia kinh phí công đoàn trong luật.

Nhất trí khi Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi bổ sung quy định về công khai tài chính công đoàn, nhưng đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (đoàn Hưng Yên) thấy chưa đảm bảo được tính công khai, minh bạch và khả năng tiếp cận của công đoàn viên.

Bà Mai đề nghị quy định các cấp công đoàn phải thực hiện công khai tài chính hằng năm tại hội nghị ban chấp hành công đoàn và đưa lên trang thông tin điện tử.

Kinh phí công đoàn chi trực tiếp người lao động 84%

Tham gia ý kiến tại tổ, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, kinh phí công đoàn được để lại công đoàn cơ sở 75% để chăm lo trực tiếp cho công đoàn viên, người lao động.

25% còn lại được phân phối cho 3 cấp công đoàn, gồm cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở, cấp tỉnh và cấp Trung ương.

Số kinh phí phân phối cho cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở, theo ông Khang, cũng quay trở lại chăm lo cho công đoàn viên và người lao động. Một số công đoàn cơ sở 75% không đủ chi cho các hoạt động thì cấp trên trực tiếp sẽ điều tiết lại, cấp bổ sung.

“Chúng tôi tính toán thực tế là kinh phí chi trực tiếp cho người lao động lên tới khoảng gần 84%. Còn lại là chi tiêu cho 3 cấp ở trên gồm cấp trên trực tiếp công đoàn cơ sở, cấp tỉnh và cấp Trung ương”, ông Kháng nói.

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án về phân phối kinh phí công đoàn. Trong đó, phương án 2 quy định thẳng trong luật với tỷ lệ 75-25%, ông Khang thấy “ổn định và phát huy tác dụng”

“Kinh nghiệm của một số nước chúng tôi tìm hiểu thì họ phân bổ cũng dao động khoảng từ 73 - 75%”, ông Khang cho hay.

Mức thu kinh phí công đoàn khoảng 2 triệu đồng/năm/người lao động

Về mức thu kinh phí công đoàn 2%, theo Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, với mức lương bình quân toàn quốc hiện nay khoảng 8,2 triệu đồng thì tiền lương bình quân của công nhân khoảng 100 triệu đồng. Do đó, mức thu kinh phí công đoàn chỉ khoảng 2 triệu đồng.

Theo cách phân phối kinh phí công đoàn đã nói ở trên, thì để lại công đoàn cơ sở 75% thì tương đương khoảng 1,5 triệu đồng cho mỗi người lao động, ông Khang nếu.

Khoản tiền này được chi cho các hoạt động thăm hỏi ốm đau, quà tết, sinh nhật và chi thưởng cho các hoạt động phong trào văn hóa, thể thao tại công đoàn cơ sở.

“Bình quân mỗi công đoàn khoảng 1,5 triệu, chứ cũng không có nhiều”, ông Khang nhấn mạnh.

Vẫn theo Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, ở cấp tỉnh và Trung ương cũng có “một chút tích lũy” từ năm 1957 đến nay. Do đó, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất cho phép được tham gia xây nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê.

Ông cho biết, Luật Nhà ở đã quy định việc này và tới đây Chính phủ sẽ có nghị định hướng dẫn trình tự, đối tượng đối với nhà ở xã hội do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia thực hiện.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm