Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 19/08/2024 - 14:33
(Thanh tra) - “Bây giờ, ai đi đâu cũng nói hoàn thiện thể chế. Hoàn thiện cái gì, hoàn thiện ở đâu phải chỉ ra”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: P.Thắng
Vấn đề “ai đi đâu cũng nói hoàn thiện thể chế” được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thẳng thắn đề cập khi nêu ý kiến vào báo cáo của đoàn giám sát và thông qua Nghị quyết Giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023, ngày 19/8.
“Liệu giải pháp đã đủ mạnh, bao trùm?”
Để tiếp tục thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đoàn giám sát kiến nghị 3 nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện và bảo đảm nguồn lực.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị phải rà soát kỹ cả 3 nhóm giải pháp này, nhất là việc hoàn thiện thể chế.
“Ai đi đâu cũng nói thể chế bây giờ khó khăn, nhiều vướng mắc. Vướng mắc ở đâu, thế nào? Quốc hội quyết luật trên cơ sở của bộ, ngành, Chính phủ trình qua Quốc hội, thảo luận hai bên, nhưng khi đi nói lại đổ cái này cho Quốc hội là quyết luật gây khó khăn, khó thực hiện”, ông Trần Thanh Mẫn thẳng thắn.
Đề nghị tiếp tục rà soát các giải pháp, Chủ tịch Quốc nói: Tôi băn khoăn liệu giải pháp đã đủ mạnh, bao trùm để giải quyết đến nơi đến chốn, khắc phục dứt điểm tồn tại, hạn chế mà báo cáo đoàn giám sát chỉ ra hay chưa?
Ông đề nghị nghiên cứu, giải quyết 3 điểm nghẽn chính. Thứ nhất là giải quyết được tính cơ học trong sắp xếp, tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập. Thứ hai, là tính bền vững, đồng bộ thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Cuối cùng là đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thành lập đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, tạo sự bình đẳng với đơn vị doanh nghiệp, đơn vị thuộc nhà nước trong khả năng tiếp cận các nguồn lực trên thị trường.
Theo nhận định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của của các đơn vị sự nghiệp công lập là vấn đề phức tạp.
Qua giám sát đã đánh giá 7 nhóm kết quả, 7 hạn chế. Điều quan trọng nhất, theo Chủ tịch Quốc hội, là thấy được hạn chế, tìm ra nguyên nhân để khắc phục trong thời gian tới.
“Khắc phục cái gì, khắc phục thế nào để khi tổng kết thấy được nhóm đơn vị sự nghiệp công lập có nhiều chuyển biến tích cực: bộ máy gọn lại, biên chế giảm, kinh phí chi cho đơn vị sự nghiệp công lập giảm mà hiệu quả, năng suất, chất lượng làm việc tốt hơn”, ông Trần Thanh Mẫn nói.
Nhiều việc thực hiện còn chậm
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trong đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thời gian qua nhiều việc còn chậm, từ thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, cho tới việc chuyển giao các đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương về địa phương.
Từ đó, ông đề nghị báo cáo phải làm rõ việc chậm này ở địa phương, bộ, ngành, đơn vị nào.
“Thực tế cái gì ở trên ôm không nổi thì chuyển về địa phương. Địa phương không có nguồn lực con người, kinh phí thì ta chuyển cái đó cũng vô ích”, Chủ tịch Quốc nội nêu.
Ông dẫn ví dụ, một bệnh viện do cơ quan ở Trung ương quản lý nhưng không quản lý được muốn giao cho tỉnh, tỉnh lại sợ không quản lý nổi nên từ chối. “Cái này xử lý thế nào?”, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh ghi nhận kết quả giai đoạn đến 2021 rất tích cực nhưng cũng lưu ý trong 2 năm trở lại đây đang có xu hướng chậm lại.
“Điều này cũng giống như cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước. Những đơn vị có điều kiện, có khả năng thì làm rất nhanh, tốt, nhưng đơn vị sự nghiệp công lập còn lại đang có vướng mắc bất cập", ông Thanh nhìn nhận.
Vẫn theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, trong số hơn 48.000 đơn vị sự nghiệp công lập thì chỉ hơn 3.000 đơn vị tự chủ cấp 2 trở lên, trong đó, 266 đơn vị tự chủ cả về chi thường xuyên và chi đầu tư. “Tỷ lệ các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ còn rất thấp”, ông Thanh nói.
Từ đó, ông Thanh đề nghị phải có giải pháp quyết liệt như cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp mới đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế 10%; tăng thuế suất với rượu, bia để tăng giá bán ít nhất 10%, theo đề xuất của Chính phủ.
Hương Giang
09:25 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước do đang điều trị bệnh.
Hương Giang
17:00 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Trần Lê
19:31 20/11/2024Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải
Thái Hải
LA
Phương Anh
Công Thắng - Bạch Vân