Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Chốt” Viện KSND Tối cao được giám định hình sự âm thanh, hình ảnh từ năm 2021

Hương Giang

Thứ tư, 10/06/2020 - 22:04

(Thanh tra) - Từ 1/1/2021, khi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp có hiệu lực thi hành thì Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao sẽ được giám định về âm thanh, hình ảnh.

ĐBQH bấm nút biểu quyết dự án luật. Ảnh: TN

Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, trong đó bổ sung chức năng giám định tư pháp cho Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao.

Việc bổ sung chức năng giám định tư pháp cho Viện KSND Tối cao tại Điều 12 Dự thảo Luật là một trong những điều luật được lấy ý kiến biểu quyết trước khi QH thông qua toàn bộ Dự thảo Luật.

Với 409/459 đại biểu (ĐB) tán thành, QH đồng ý bổ sung chức năng này cho Viện KSND Tối cao.

Giải trình vấn đề này trước khi QH biểu quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga cho hay, do còn nhiều ý kiến khác nhau nên Ủy ban Thường vụ QH đã chỉ đạo Tổng Thư ký QH xin ý kiến ĐBQH (biểu quyết điện tử) theo 2 phương án.

Phương án 1 là bổ sung quy định “Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao” là tổ chức làm định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự với nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử (khoản 4, 5 Điều 12).

Phương án 2 là giữ quy định như hiện hành, không bổ sung chức năng này cho Viện KSND Tối cao.

Kết quả, có 359 ĐBQH cho ý kiến, trong đó, có 248 ý kiến tán thành phương án 1 (chiếm 69,08% trên số ĐBQH cho ý kiến và 51,35% tổng số ĐBQH); có 110 ý kiến tán thành phương án 2 (chiếm 30,64% trên số ĐBQH cho ý kiến và 22,77% tổng số ĐBQH).

Từ đó, Ủy ban Thường vụ QH đề nghị tiếp thu theo đa số ĐB. “Vấn đề này đã được cân nhắc kỹ trên cơ sở thực tiễn hoạt động tố tụng, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, xử lý tội phạm về tham nhũng, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp”, bà Nga cho biết.

Với 449/457 ĐB tán thành, QH đã thông qua toàn Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Luật này sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021.

Thời hạn giám định tối đa là 3 tháng

Một điểm mới của luật được thông qua là quy định rõ, với các trường hợp không thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự thì thời hạn giám định tối đa là 3 tháng. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 4 tháng.

Bà Lê Thị Nga cho biết, có ý kiến cho rằng, thời hạn giám định quy định tại khoản 3 (thời hạn tối đa 3 tháng, trường hợp đặc biệt là 4 tháng) chưa rõ ràng, cần quy định cụ thể để bảo đảm sự thống nhất.

Tuy nhiên, theo nhận định của Ủy ban Thường vụ QH, đối với trường hợp giám định theo vụ việc thì ở từng lĩnh vực giám định như: Đầu tư, tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông, khoa học và công nghệ... do quy chuẩn chuyên môn và quy trình thực hiện hoàn toàn khác nhau nên thời hạn giám định cũng không thể giống nhau.

Do đó, để bảo đảm tính khả thi, Luật Giám định tư pháp chỉ quy định thời hạn tối đa, còn thời hạn ở từng lĩnh vực chuyên môn được giao cho bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực quy định cụ thể. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm