Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chính phủ bảo lưu đề xuất 4 thẩm quyền mới của Thủ tướng

Thứ năm, 09/04/2015 - 16:35

Dù đại biểu Quốc hội đề nghị không bổ sung thẩm quyền mới của Thủ tướng, nhưng trong báo cáo tiếp thu giải trình, Chính phủ vẫn xin được giữ nguyên đề xuất bốn thẩm quyền mới như dự thảo.

Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình.

Sáng 9/4, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) để trình Quốc hội trong kỳ họp tới. Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, một số ý kiến đại biểu đề nghị thiết kế nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng theo hướng cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp, kế thừa quy định còn phù hợp của Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 và không bổ sung thẩm quyền mới.

Tuy nhiên, Chính phủ vẫn đề nghị được giữ đề xuất bốn thẩm quyền mới này. Nguyên nhân là việc bổ sung một số quyền hạn của Thủ tướng xuất phát từ thực tiễn lãnh đạo, điều hành, đảm bảo nền hành chính hoạt động thông suốt, hiệu quả. Các quy định này phù hợp với nội dung và tinh thần của Hiến pháp về việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành pháp.

Cụ thể, theo dự thảo, Thủ tướng có thẩm quyền giao quyền bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp khuyết bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm; Tạm thời giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp chưa bầu được Chủ tịch UBND.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, quy định này nhằm đảm bảo vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, có hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Trên thực tế từ trước đến nay, nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khuyết chủ tịch UBND (vì lý do sức khỏe, nghỉ hưu, điều đồng công tác) mà HĐND chưa kịp bổ sung chủ tịch UBND, Thủ tướng đã có quyết định chỉ định quyền chủ tịch UBND cấp tỉnh, khi chức danh này bị khuyết.

Về đề xuất quy định thẩm quyền quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để thi hành lệnh tổng động viên, hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng, Hiến pháp quy định nhiệm vụ của Chính phủ là "thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ tổ quốc...". Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ này, người đứng đầu Chính phủ cần có thẩm quyền “quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết và kịp thời” để bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

“Việc bổ sung quy định nêu trên nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế cần giải quyết kịp thời, nhanh nhạy các tình huống bất thường thuộc trách nhiệm của Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu Chính phủ trong hoạt động quản lý điều hành”, Bộ trưởng cho biết.

Còn về đề xuất giao Thủ tướng thẩm quyền phê duyệt danh sách nhân sự giới thiệu phó chủ tịch tỉnh; phê chuẩn, phê duyệt danh sách nhân sự trước khi giới thiệu bầu vào chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng Nội vụ giải thích: Theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, Thủ tướng có quyền phê chuẩn việc bầu cử các thành viên UBND tỉnh, miễn nhiệm, điều động, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố... nhưng hiện nay quy định này còn mang tính hình thức.

Để đề cao trách nhiệm của Thủ tướng trong việc thống nhất quản lý nền hành chính, đảm bảo kỷ luật thì việc bổ sung quy định "phê duyệt danh sách nhân sự giới thiệu bầu vào chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cần thiết".

"Chính vì các lý do nêu trên, đề nghị giữ nguyên như dự thảo luật do Chính phủ trình", Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình nói.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần cân nhắc về quy định thẩm quyền quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để thi hành lệnh tổng động viên, hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp. Nếu bổ sung thì phải quy định cụ thể ngay trong luật khi thi hành tổng động viên thì Thủ tướng được quyền gì, dùng biện pháp nào... chứ không thể nói chung chung.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng việc bầu chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đều có tiêu chí, tiêu chuẩn và sẽ được thể hiện ở Luật tổ chức chính quyền địa phương. Theo quy trình, cấp ủy, chính quyền, HĐND địa phương thực hiện, Ban cán sự Đảng của Chính phủ cũng có ý kiến rồi trình xin ý kiến Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Vì vậy không cần bổ sung quy định thẩm quyền phê duyệt danh sách nhân sự giới thiệu phó chủ tịch tỉnh; phê chuẩn, phê duyệt danh sách nhân sự trước khi giới thiệu bầu vào chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hoàng Thuỳ/Vnexpres

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm