Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chất vấn cấp “trưởng”, cấp “phó” trả lời là vô lý

Thứ tư, 21/10/2015 - 20:26

(Thanh tra) - Góp ý kiến vào dự thảo luật hoạt động giám sát của Quốc hội (QH) và HĐND chiều ngày 21/10, nhiều đại biểu (ĐB) đề nghị, ĐBQH và HĐND chất vấn chức danh nào thì chức danh đó phải trực tiếp trả lời, không được ủy quyền cho cấp "phó".

ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị, ĐBQH và HĐND chất vấn chức danh nào thì chức danh đó trực tiếp trả lời, không được ủy quyền. Ảnh: Thảo Nguyên

Không thể cấp “trưởng” ở nhà, cấp “phó” trả lời 

ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) dẫn chứng thực tế vừa qua, chất vấn Thủ tướng, Chủ tịch

Tại địa phương có thực trạng đơn “kêu” nhiều nhưng Đoàn ĐBQH tại địa phương không có trách nhiệm gì”, chủ yếu “chuyển và chờ hồi âm” theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo (KNTC) chứ chưa thể hiện được trách nhiệm của ĐB dân cử đối với những vấn đề KNTC của cử tri, nhân dân.

ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) cho rằng, cần qui định rõ hơn thẩm quyền của ĐBQH trong việc giải quyết KNTC của cử tri, nhân dân, không để kéo dài tình trạng “cử tri trông chờ vào ĐB, ĐB lại trông chờ vào những qui định mờ hồ” như việc giải quyết KNTC của các Đoàn ĐBQH hiện nay.

UBND lại do cấp phó trả lời, là do pháp luật không bắt buộc đích danh trả lời hoặc không cấm uỷ quyền trả lời trực tiếp tại kỳ họp Quốc hội và HĐND.

“ĐBQH và HĐND chất vấn chức danh nào thì chức danh đó trực tiếp trả lời. Vì ĐB là người đại diện cho cử tri và cử tri luôn mong muốn vấn đề được đích danh trả lời nhằm khắc phục hạn chế, tìm ra giải pháp tối ưu để quản lý điều hành đất nước, ngành mình, địa phương mình phát triển tốt hơn”, ĐB Huỳnh Nghĩa nhấn mạnh.

ĐB Nghĩa cũng đề nghị luật nên quy định các phiên chất vấn của HĐND cấp tỉnh truyền hình trực tiếp, ở cấp huyện, xã truyền thanh trực tiếp nhằm tạo sự đồng bộ thống nhất trong hoạt động của HĐND, tạo điều kiện cho cử tri theo dõi, giám sát.

“Kỳ họp của cơ quan thể hiện ý chí và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân thì phải công khai để nhân dân giám sát”, ĐB Huỳnh Nghĩa nêu quan điểm.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XIII tỉnh Lâm Đồng cũng nhấn mạnh: Cấp trưởng phải trả lời chất vấn chứ không phải uỷ quyền cho cấp phó. “Ông trưởng ở nhà mà ông phó trả lời là vô lý. Tôi từng dự phiên họp mà giám đốc sở đang ngồi dưới mà phó lên trả lời chất vấn. Luật này không quy định thì tất cả giao cấp phó hết. Do đó nên nghiên cứu quy định khi nào cấp trưởng vắng mặt mới được uỷ quyền cho cấp dưới”, ông Thuyền lưu ý.

Đến thì đông, giám sát qua loa, liên hoan rồi về

ĐB Đỗ Văn Đương (Đoàn TP Hồ Chí Minh) đánh giá, bấy lâu nay hoạt động giám sát còn hình thức do chỉ nghe ngóng báo cáo chứ chưa đi vào bên trong. “Ở trong chăn mới biết chăn có rận. Đoàn giám sát có trách nhiệm nghiên cứu trực tiếp hồ sơ tài liệu liên quan nội dung giám sát. Ví dụ oan sai phải trực tiếp nghiên cứu, gặp người bị giam, gặp điều tra viên để xem họ nói thế nào. Hay như giám sát về đất đai nông lâm trường phải xuống nông lâm trường, hỏi lâm trường viên thì mới phát hiện được phát canh thu tô, đo đạc cắm mốc trên giấy tờ chứ không phải thực địa”, ông Đương dẫn chứng. 

Nhắc lại vụ “dê cho người nghèo “đi lạc” vào nhà bí thư” xảy ra ở Thanh Hóa mà các cơ quan giám sát không biết trong thời gian dài, ĐB Bá Thuyền kiến nghị phải làm rõ trách nhiệm chủ thể giám sát, đối tượng giám sát. “Giám sát phải nghe cả đối tượng thụ hưởng chứ không thể giám sát theo kiểu kéo đến đông nghe báo cáo qua loa, chẳng đi giám sát gì cả, liên hoan xong rồi về”, ĐB Thuyền nói.

ĐB Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) thì cho rằng, cần qui định “giám sát không được chồng chéo, trùng lắp, gây cản trở đến hoạt động của cơ quan” ngay trong dự thảo luật để tăng trách nhiệm của đối tượng được giám sát nhưng đồng thời phải tạo điều kiện cho đơn vị chịu sự giám sát hoàn thành công việc của mình. 

Đồng thời, theo ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định), đa số chủ thể chịu giám sát “không quan tâm đến kiến nghị của đoàn giám sát” nên cần “cá nhân hóa” trách nhiệm, nhất là người đứng đầu, người phụ trách những lĩnh vực yếu kém bị phát hiện qua giám sát để tăng hiệu quả giám sát.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm