Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 12/06/2024 - 16:54
(Thanh tra) - Bổ sung quy định lực lượng cảnh vệ có quyền quyết định thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để bảo vệ đối tượng cảnh vệ khi đi công tác nước ngoài là phù hợp, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới. Ảnh: P.Thắng
Chiều ngày 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số vấn đề lớn của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. Dự kiến, luật này sẽ được Quốc hội xem xét thông qua trong đợt 2 kỳ họp 7.
Chỉ bất khả khảng mới thuê lực lượng, phương tiện của nước ngoài
Báo cáo một số vấn đề lớn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới cho hay, dự thảo luật bổ sung quy định thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện công tác cảnh vệ khi đi công tác nước ngoài.
Đây là vấn đề còn ý kiến khác nhau khi Quốc hội thảo luận tại tổ và hội trường về dự thảo luật, ở kỳ họp 7 (đợt 1).
Theo ông Tới, nhiều ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo luật. Có ý kiến đề nghị quy định thuê trong trường hợp bất khả kháng; quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, nguồn kinh phí chi trả, bồi thường thiệt hại nếu có.
Ý kiến khác đề nghị giao Chính phủ hoặc Bộ Tài chính quy định chi tiết về tiêu chuẩn và chế độ chi tiêu, định mức, thanh quyết toán về thuê lực lượng, phương tiện ở nước ngoài; làm rõ thuê lực lượng, phương tiện trong nước hay của nước nước ngoài và ưu tiên thuê trong nước.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ, phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý tài sản công, ngân sách Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh cho rằng, thực tiễn thực hiện công tác cảnh vệ với lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước khi đi công tác nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các điều kiện về lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật.
Nguyên nhân chủ yếu do có sự khác nhau về thể chế chính trị; quy định chế độ, biện pháp cảnh vệ, quy định quản lý, sử dụng vũ khí.
Cạnh đó, có nguyên nhân do có một số hoạt động của đoàn ngoài chương trình đã thống nhất nên các nước không thực hiện biện pháp cảnh vệ…
“Cần phải có cơ chế cho lực lượng cảnh vệ chủ động thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật của nước ngoài, không phải trong nước, trong trường hợp bất khả khảng”, ông Tới nói.
Việc này chỉ thực hiện khi đã sử dụng tất cả các nguồn nhân lực, phương tiện, thiết bị kỹ thuật mang theo mà không đáp ứng được yêu cầu của công tác cảnh vệ.
“Dự thảo Luật bổ sung quy định Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội có quyền quyết định thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để bảo vệ đối tượng cảnh vệ khi đi công tác nước ngoài là phù hợp, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác cảnh vệ”, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh.
Thanh quyết toán tiền thuê lực lượng, phương tiện không có bất cập
Vẫn theo ông Lê Tấn Tới, nguồn kinh phí để thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật của nước ngoài là ngân sách Nhà nước.
Tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, định mức, thanh quyết toán việc thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phải căn cứ vào pháp luật của nước sở tại và pháp luật của Việt Nam để thực hiện, trong đó có pháp luật về ngân sách Nhà nước, pháp luật về quản lý tài sản công.
Dẫn quy định tại Điều 32 của Luật Quản lý tài sản công, ông Tới cho biết, thực tiễn khi các lãnh đạo chủ chốt đi công tác tại nước ngoài thì 4 văn phòng Trung ương chủ trì thực hiện việc thuê, thực hiện thủ tục thanh quyết toán tiền thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác cảnh vệ theo quy định của pháp luật, không phát sinh khó khăn, bất cập.
Do đó, dự thảo luật này không quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, định mức, thanh quyết toán việc thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật của lực lượng cảnh vệ.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ như quy định tại dự thảo luật đã trình ra Quốc hội tại kỳ họp 7, theo ông Tới.
Bày tỏ quan điểm “hoàn toàn đồng ý”, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đề nghị có quy định rất ngắn gọn về quy trình thuê. Bởi thuê ở nước ngoài phục vụ cho nhiệm vụ chính trị diễn ra rất nhanh, không thể tổ chức triển khai theo đúng quy trình, quy định trong nước.
Ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng bày tỏ quan điểm đồng tình với giải trình của Ủy ban Quốc phòng An ninh.
“Thực tế, thời gian qua, Văn phòng Quốc hội phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Bộ Công an để đảm bảo việc thuê các thiết bị, nhất là thiết bị kỹ thuật bảo đảm an toàn của đoàn”, ông Cường nói và góp ý, nên có quy định Bộ Tư lệnh Cảnh vệ ra quyết định thuê thì cũng chuẩn bị kinh phí, để chủ động hơn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý, tháp tùng đoàn đi nước ngoài là Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, nên nếu thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật thì Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ ra quyết định.
“Luật quy định Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ quyết định thì không biết quyết thế nào?”, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, dự thảo luật quy định khả thi, dễ thực hiện.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền