Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/10/2013 - 07:08
(Thanh tra)- Đó là ý kiến đề nghị bổ sung vào Dự thảo Luật Tiếp công dân (TCD) của đa số Đại biểu Quốc hội (QH) khi thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật TCD ở Nghị trường chiều qua (28/10).
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật TCD. Ảnh: Ánh Tuyết
Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan TCD
Đại biểu Nguyễn Kim Thúy (TP Đà Nẵng) cho rằng, việc TCD thực chất là cách thức để cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, tổ chức có thể trực tiếp lắng nghe, tiếp nhận, làm rõ nội dung khiếu nại (KN), tố cáo (TC), kiến nghị, phản ánh của nhân dân, qua đó, giúp cho việc xử lý, giải quyết KN, TC kịp thời, chính xác, đúng pháp luật. TCD là công việc đặc thù, nếu làm tốt sẽ hạn chế được rất nhiều lượng đơn thư cũng như khắc phục được tình trạng đơn thư vượt cấp. Tuy nhiên, Dự thảo chưa đề cập đến sự phối hợp thống nhất giữa T.Ư và địa phương cũng như chưa quy định rõ chế tài xử lý trong trường hợp người đứng đầu không TCD theo quy định thì xử lý thế nào?
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) nhận định: Thời gian qua, một số nơi còn gây phiền hà, thiếu trách nhiệm trong TCD, thiếu tôn trọng, lắng nghe ghi chép những ý kiến của người dân; không trung thực trong tham mưu giải quyết gây bức xúc trong dư luận và xã hội. Do đó, đề nghị Ban Soạn thảo quy định rõ hơn về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, cán bộ TCD cũng như bổ sung rõ trách nhiệm của Đại biểu QH; trách nhiệm giải quyết của cấp có thẩm quyền khi có ý kiến của QH, cơ quan QH chuyển đơn đến.
Đại biểu cũng đề nghị xây dựng hệ thống dữ liệu các cấp để theo dõi một cách minh bạch; kê khai giải quyết lượng đơn thư đang còn tồn đọng. Bởi vì, chỉ thông qua dữ liệu cập nhật mới tránh được tình trạng giải quyết đùn đẩy, lòng vòng.
Nhiều ý kiến của Đại biểu QH yêu cầu quy định rõ trách nhiệm TCD của người đứng đầu; phân biệt giữa trách nhiệm của người đứng đầu với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc TCD. Có ý kiến đề nghị không nên quy định cứng về định kỳ TCD, phân biệt định kỳ TCD giữa những người đứng đầu các bộ, ngành khác nhau.
Bổ sung vào Dự thảo quy định về các ban TCD
Theo Dự thảo Luật, Trụ sở TCD là nơi để công dân trực tiếp đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh với lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở T.Ư hoặc lãnh đạo Đảng và chính quyền ở địa phương; có đại diện của một số cơ quan, tổ chức tại T.Ư hoặc địa phương tham gia TCD thường xuyên và là nơi để lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở T.Ư hoặc địa phương trực tiếp TCD trong những trường hợp cần thiết.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, Trụ sở TCD không phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết KN, TC cũng như tiếp thu, xử lý đối với các kiến nghị, phản ánh; không thể thay thế các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan Nhà nước khác trong việc giải quyết KN, TC của công dân nên đề nghị không xác định Trụ sở TCD là một pháp nhân độc lập.
Về vấn đề này, Uỷ ban Thường vụ QH cho rằng, việc tổ chức các Trụ sở TCD trong thời gian qua đã bước đầu đặt cơ sở cho việc tạo đầu mối chung để điều phối hoạt động TCD ở từng cấp, tạo thuận lợi cho người dân trong việc không phải đến nhiều nơi để KN, TC, kiến nghị, phản ánh. Do đó đề nghị vẫn quy định về hình thức TCD tại các Trụ sở TCD được tổ chức ở mỗi cấp. Bên cạnh đó, để hoạt động TCD tại các Trụ sở TCD hiệu quả hơn cần một tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, điều hành Trụ sở.
Ủy ban Thường vụ QH đã bổ sung vào Dự thảo Luật quy định về các Ban TCD là các đơn vị độc lập để trực tiếp quản lý và hoạt động thường xuyên tại các Trụ sở TCD ở từng cấp (cụ thể là Ban TCD T.Ư trực thuộc Thanh tra Chính phủ, Ban TCD ở tỉnh, huyện trực thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện tương ứng). Việc tổ chức các Ban TCD sẽ tạo điều kiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác TCD, góp phần vào quá trình xây dựng và kiện toàn chính quyền gần dân, sát dân, vì nhân dân, tạo thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện quyền KN, TC, kiến nghị, phản ánh.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đề nghị làm rõ chức năng của Ban TCD chỉ làm hành chính không phải là cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, phải tạo tính pháp lý mới nâng cao hiệu quả hoạt động đối với Ban này.
Đại biểu Bùi Văn Xuyên (Thái Bình) băn khoăn việc thành lập Ban TCD có sự khác nhau giữa T.Ư với địa phương. Ở T.Ư do 1 cục (vụ) của Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý, khi phối hợp với các ngành khác sẽ rất bất cập, do đó, nên giao cho Chính phủ trực tiếp quản lý. Ở địa phương đặt dưới sự quản lý điều hành của UBND tỉnh, thành phố là hợp lý....
Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 9 chương và 38 điều (so với 10 chương và 61 điều của Dự thảo đã trình QH tại Kỳ họp thứ 5).
Ánh Tuyết
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm vào đầu tháng 1/2025.
Hải Hà
17:54 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập. Tham dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
N. Phó
16:05 12/12/2024Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Bùi Bình
12:33 12/12/2024Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng
Đông Hà
TC
Hải Hà
Nhật Vượng
Nhật Vượng