Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cấm lợi dụng quyền KN, TC để gây rối trật tự công cộng

Thứ ba, 19/03/2013 - 06:33

(Thanh tra)- Đó là một trong những quy định tại Dự thảo Luật Tiếp công dân (TCD) mà theo kế hoạch, hôm nay (19/3), thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh: Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh và Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh làm việc với Tổ Biên tập về xây dựng Dự thảo Luật TCD. Ảnh: Hương Giang

Thanh tra Chính phủ cho biết, để đổi mới công tác TCD, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC), ngày 10/1/2008, Bộ Chính trị có Thông báo kết luận số 130-TB/TW về tình hình, kết quả giải quyết KN, TC từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới. Tiếp theo đó, Ban Bí thư Trung ương có Thông báo số 307-TB/TW ngày 10/2/2010 về Đề án Đổi mới công tác TCD, trong đó chỉ rõ: trách nhiệm của các cấp ủy Đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với các cấp chính quyền, đoàn thể trong công tác TCD, giải quyết KN, TC; xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan Nhà nước, chủ tịch UBND các cấp trong việc tổ chức công tác TCD và trực tiếp TCD; phát huy vai trò của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể nhân dân, tăng cường công tác của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong việc giám sát công tác TCD; đồng thời “tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về KN, TC; đẩy nhanh việc đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác TCD, trong đó có Nghị định 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế Tổ chức TCD và pháp luật KN, TC có liên quan”. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cần đổi mới một cách toàn diện và triệt để công tác TCD.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, công tác TCD của các cấp, các ngành và Trụ sở TCD của Trung ương Đảng và Nhà nước dù đạt không ít kết quả nhưng vẫn còn có những hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, việc ban hành Luật TCD là cần thiết.

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Đối với công chức tiếp công dân, người phụ trách Trụ sở TCD, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:

a) Thiếu trách nhiệm trong việc TCD;

b) Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến trình bày KN, TC, kiến nghị, phản ánh;

c) Vi phạm nội quy, quy chế TCD;

d) Làm sai lệch các thông tin, tài liệu do người KN, TC, kiến nghị, phản ánh cung cấp;

đ) Vi phạm các quy định khác của pháp luật về việc TCD.

2. Đối với công dân đến KN, TC, phản ánh, kiến nghị

a) Lợi dụng quyền KN, TC, phản ánh, kiến nghị để gây rối trật tự công cộng;

b) Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;

c) Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, công chức TCD, người thi hành công vụ;

d) Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người KN, TC, kiến nghị, phản ánh, gây rối an ninh, trật tự công cộng;

đ) Vi phạm các quy định khác của pháp luật về TCD.

Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng   


Phạm vi điều chỉnh được quy định tại Điều 1 Dự thảo Luật: Quy định về việc tổ chức công tác TCD của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; quyền và nghĩa vụ của người KN, TC, kiến nghị, phản ánh của công chức TCD; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc TCD; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Trụ sở TCD; quản lý công tác TCD; điều kiện bảo đảm hoạt động TCD; khen thưởng và xử lý vi phạm trong công tác TCD.

Đối tượng áp dụng của Luật bao gồm: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức TCD. Trụ sở TCD, người phụ trách Trụ sở TCD, công chức TCD. Công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị KN, kiến nghị, phản ánh, công dân TC. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Về áp dụng pháp luật


Căn cứ vào Luật này, cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn việc TCD trong cơ quan, tổ chức mình; TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước quy định việc TCD trong cơ quan mình; Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc TCD của các cơ quan của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (khoản 2, 3, 4 Điều 4).

Việc tổ chức TCD

Tại Điều 7 Dự thảo Luật quy định việc TCD, theo đó: Quy định khái quát về trách nhiệm tổ chức TCD của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Căn cứ  chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác giải quyết KN, TC, kiến nghị, phản ánh, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức việc TCD. Bên cạnh đó, các Trụ sở TCD được thành lập ở các cấp hành chính, bao gồm: Trụ sở TCD của Trung ương Đảng và Nhà nước. Trụ sở TCD của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trụ sở TCD của quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

Đối với các bộ, ngành, không nhất thiết thành lập Trụ sở TCD ở tất cả các bộ, ngành mà căn cứ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác giải quyết KN, TC, kiến nghị, phản ánh của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ mà bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thể thành lập đơn vị TCD hoặc bố trí công chức thuộc thanh tra bộ làm công tác TCD.

Việc TCD của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh do giám đốc sở bố trí công chức thuộc thanh tra sở làm công tác TCD.

Việc TCD của xã, phường, thị trấn do chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp phụ trách, có công chức kiêm nhiệm đảm nhận.

 Còn đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có liên quan đến giải quyết công việc của công dân, tổ chức thì căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động, có trách nhiệm tổ chức việc TCD cho phù hợp (khoản 4, Điều 7).

Quyền và nghĩa vụ của công dân, quyền và nghĩa vụ của công chức TCD

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Nghị định 89/CP và Luật KN 2011, Dự thảo Luật đã quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân và quyền, nghĩa vụ của công chức TCD.

Về quyền và nghĩa vụ của công dân: Điều 11 Dự thảo Luật quy định cụ thể các quyền của công dân khi đến Trụ sở TCD như: Tự mình thực hiện việc KN, TC, kiến nghị, phản ánh hoặc thông qua người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật để thực hiện việc KN; đư¬ợc hướng dẫn, giải thích, trả lời về những nội dung mình trình bày; đư¬ợc quyền KN, TC với thủ trư¬ởng trực tiếp của ngư¬ời TCD nếu họ có những hành vi vi phạm pháp luật về TCD; đư¬ợc giữ bí mật họ tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác khi TC... Tương ứng với các quyền của mình, Điều 10 Dự thảo Luật cũng quy định các nghĩa vụ của công dân khi đến Trụ sở TCD.

Quyền và nghĩa vụ của công chức TCD: Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các quy định còn phù hợp của Nghị định 89/CP và Luật KN 2011, Dự thảo Luật quy định các nghĩa vụ của công chức khi TCD như: Tôn trọng đối với công dân đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh; hướng dẫn công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng nội dung KN, TC, kiến nghị, phản ánh; ghi chép đầy đủ nội dung công dân trình bày; phân loại, xử lý hoặc trình người có thẩm quyền xử lý KN, TC, kiến nghị, phản ánh; giải thích, hướng dẫn người KN, TC, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết của người có thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ, kịp thời với công chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia TCD để xử lý trường hợp nhiều người cùng KN, TC, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung; hướng dẫn công dân KN, TC, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết... Bên cạnh các nghĩa vụ nêu trên, Dự thảo Luật cũng quy định một số quyền của công chức TCD.

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác TCD


Để nâng cao hiệu quả công tác TCD, Dự thảo Luật quy định trách nhiệm chung của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác TCD (Điều 13); trách nhiệm trực tiếp TCD của thủ trưởng các bộ, ngành Trung ương và các sở, ngành địa phương của chủ tịch UBND các cấp (Điều 14 và Điều 15).

Dự thảo cũng quy định về trách nhiệm trực tiếp TCD của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khác; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết KN, TC, kiến nghị, phản ánh do Trụ sở TCD, cơ quan thanh tra chuyển đến (Điều 16, Điều 17).

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Trụ sở TCD


Chương IV Dự thảo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trụ sở TCD, nhiệm vụ, quyền hạn của người phụ trách Trụ sở TCD, phạm vi trách nhiệm TCD của cơ quan, tổ chức thường trực tại Trụ sở TCD; tổ chức của Trụ sở TCD:

Trụ sở TCD các cấp có chức năng TCD để nhận KN, TC, kiến nghị, phản ánh.

Trụ sở TCD có các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản như: Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của công dân về những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết; tiếp nhận KN, TC thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thường trực tại Trụ sở TCD; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc KN, TC, kiến nghị, phản ánh theo quy định pháp luật; kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chủ trương, chính sách, pháp luật; tổng hợp tình hình, kết quả công tác TCD, báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Về tổ chức: Trụ sở TCD gồm có đại diện các cơ quan, tổ chức tham gia TCD, người phụ trách Trụ sở, công chức làm nhiệm vụ TCD thường xuyên. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu của công tác giải quyết KN, TC, kiến nghị, phản ánh của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ mà bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thể tổ chức bộ phận TCD hoặc bố trí công chức thuộc thanh tra bộ làm công tác TCD.

Việc TCD của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh do giám đốc sở bố trí công chức thuộc thanh tra sở làm công tác TCD.

Việc TCD của xã, phường, thị trấn do chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp phụ trách, có công chức kiêm nhiệm đảm nhận.

 Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động, có trách nhiệm tổ chức việc TCD cho phù hợp.

Hoạt động TCD của các cơ quan, tổ chức, đơn vị


Nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho công dân cũng như các cơ quan, tổ chức trong việc TCD thực hiện quyền KN, TC, kiến nghị, phản ánh, Chương V Dự thảo Luật quy định về hoạt động TCD, bao gồm: Quy định về các hình thức TCD, tiếp và xử lý bước đầu KN, TC, kiến nghị, phản ánh (từ Điều 41 đến 44).

Đối với việc tiếp người KN, TC và xử lý KN, TC, Dự thảo quy định trình tự, thủ tục mà người TCD phải thực hiện trong các trường hợp khác nhau như: Vụ việc KN, TC thuộc thẩm quyền; vụ việc không thuộc thẩm quyền (từ Điều 45 đến Điều 51).

Bên cạnh đó, Dự thảo cũng quy định cụ thể về việc tiếp người kiến nghị, phản ánh và xử lý kiến nghị, phản ánh (từ Điều 52 đến Điều 54).

Trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng KN, TC, kiến nghị, phản ánh về một nội dung

Nhiều người cùng KN, TC, kiến nghị, phản ánh về một nội dung là vấn đề đang diễn ra hết sức phức tạp.

Để tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng KN, TC, kiến nghị, phản ánh về một nội dung, Chương VI Dự thảo Luật quy định về trách nhiệm TCD, xử lý trường hợp nhiều người cùng KN, TC, kiến nghị, phản ánh về một nội dung. Theo đó, quy định cụ thể về cử người đại diện KN, TC, kiến nghị, phản ánh (Điều 55, Điều 56); trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc phối hợp tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng KN, TC, kiến nghị, phản ánh về một nội dung ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương và trách nhiệm phối hợp tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng KN, TC về một nội dung tại Trụ sở TCD của Trung ương Đảng và Nhà nước (từ Điều 57 đến Điều 61). 

Quản lý công tác TCD và điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ quan TCD

Dự thảo Luật quy định nội dung quản lý công tác TCD và cơ quan quản lý Nhà nước về công tác TCD, đồng thời quy định trách nhiệm của TAND các cấp, Viện KSND các cấp, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trong việc quản lý công tác TCD.

Để tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nước cũng như các công chức thực hiện tốt nhiệm vụ TCD, Chương IX Dự thảo Luật quy định về kinh phí hoạt động của cơ quan TCD; việc hiện đại hóa hoạt động TCD; chế độ chính sách, tiêu chuẩn của công chức TCD (từ Điều 65 đến Điều 67).

Ngoài những nội dung nêu trên, Dự thảo Luật còn quy định về giải thích từ ngữ, mục đích, nguyên tắc TCD, những điều cấm, khen thưởng, kỷ luật; điều khoản thi hành.

 Bố cục của Dự thảo Luật

Dự thảo Luật gồm 10 chương với tổng số 71 điều, cụ thể như sau:

Chương I: “Quy định chung” (gồm 9 điều, từ Điều 1 đến Điều 9).

Chương II: “Quyền và nghĩa vụ của công dân; quyền và nghĩa vụ của công chức TCD” (gồm 3 điều, từ Điều 10 đến Điều 12).

Chương III: “Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc TCD” (gồm 5 điều, từ Điều 13 đến Điều 17). 
   
 Chương IV: “Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Trụ sở TCD, việc TCD ở cấp bộ, cấp sở, cấp xã” (gồm 6 mục, 23 điều, từ Điều 18 đến Điều 40).

Chương V: “Hoạt động TCD của các cơ quan, tổ chức, đơn vị” (gồm 4 mục, 14 điều, từ Điều 41 đến Điều 54).

Chương VI: “Trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng KN, TC, kiến nghị, phản ánh về một nội dung” (gồm 2 mục, 7 điều, từ Điều 55 đến Điều 61).

Chương VII: “Quản lý công tác TCD” (gồm 3 điều, từ Điều 62 đến Điều 64).

Chương VIII: “Điều kiện bảo đảm hoạt động TCD” (gồm 3 điều, từ Điều 65 đến Điều 67).

Chương IX: “Khen thưởng và xử lý vi phạm” (gồm 2 điều, từ Điều 68 đến Điều 69).

Chương X: “Điều khoản thi hành” (gồm 2 điều, từ Điều 70 đến Điều 71). 


T.S

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm