Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cải cách tư pháp hạn chế được oan sai

Thứ sáu, 13/11/2015 - 20:40

(Thanh tra) - Chiều ngày 13/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp (CCTP) Trung ương cho ý kiến về báo cáo tổng kết thực hiện chương trình trọng tâm công tác CCTP giai đoạn 2011-2016; dự kiến chương trình trọng tâm giai đoạn 2016-2020.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì phiên họp thứ 24 Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. Ảnh: Thảo Nguyên

Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình trọng tâm công tác CCTP giai đoạn 2011-2016, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo CCTP Lê Thị Thu Ba cho biết, nhận thức của cán bộ, đảng viên về vai trò CCTP trong xây dựng Nhà nước pháp quyền đầy đủ và sâu sắc hơn. Việc thể chế hóa các chủ trương, nhiệm vụ CCTP được chỉ đạo quyết liệt, tập trung, hiệu quả. 

Hiến pháp 2013 và 9 đạo luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp đã hoàn thiện một bươc căn bản hệ thống pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp.

Công tác giám sát của cơ quan dân cử và của nhân dân được tăng cường. Dưới tác động của CCTP, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và việc bắt giam giữ, cải tạo từng bước được thực hiện nghiêm minh, dân chủ, công bằng hơn, hạn chế được tình trạng oan sai.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, theo bà Ba, việc thực hiện chiến lược CCTP còn một số hạn chế như: một số nhiệm vụ triển khai chưa đồng bộ, chưa theo đúng lộ trình đề ra. Một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn mang tư tưởng bảo thủ, chậm đổi mới tư duy về tư pháp và CCTP. 

Nhất là, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vẫn còn một số sai sót, hạn chế, vi phạm pháp luật nghiêm trọng gâybức xúc trong dư luận. Trong khi đó, hoạt động giám sát chưa được thực hiện rộng khắp, có nề nếp…

Góp ý vào dự thảo báo cáo, các ý kiến Ban chỉ đạo cho rằng, đã phản ánh khá toàn diện, đầy đủ về kết quả công tác tư pháp trọng tâm 5 năm qua.

Đồng thời, khẳng định kết quả lớn nhất là nhận thức trong Đảng, trong nhân dân về vị trí, vai trò của công tác CCTP đã có chuyển biến rõ rệt, mạnh mẽ. Đội ngũ cán bộ  tư pháp thay đổi căn bản về chất và lượng; tính hội nhập được nâng lên.

Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình đề nghị báo cáo làm rõ nội dung nào đã đạt được và chưa đạt để lựa chọn, đề ra phương hướng cho phù hợp. Ảnh: Thảo Nguyên

Tuy nhiên, theo Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Hữu Thể, tư pháp nói chung vẫn chưa thống nhất gây cản trở việc thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược CCTP đến năm 2020.

Còn Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam tỏ ra băn khoăn khi một số định hướng chưa đạt được kết quả như mong muốn như đề án thống nhất thi hành án về một đầu mối hay tổ chức mô hình tòa án và viện kiểm sát khu vực...“Phải chăng xác định định hướng giữa lý luận với điều kiện thực tiễn chưa gắn kết chặt chẽ?”, Thứ trưởng nghi vấn.

Đánh giá báo cáo được Thường trực Ban Chỉ đạo chuẩn bị kỹ, công phu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, công tác CCTP trong nhiệm kỳ qua đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Song vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần khắc phục.

Chủ tịch nước lưu ý, thời gian tới các cơ quan tư pháp cần tiếp tục tăng cường phối hợp, nỗ lực hơn nữa, tạo sự đồng thuận ngày càng cao hơn trong thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp. Các ý kiến đóng góp của thành viên Ban Chỉ đạo cần tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Bộ Chính trị trong tháng 12.

Giai đoạn 2016-2020, Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương đề xuất chương trình trọng tâm tập trung vào các nhiệm vụ: Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị mà chưa được triển khai. Chỉ đạo nghiên cứu cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến việc tổ chức thực hiện quyền tư pháp của TAND.

Cùng với đó, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh. Hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp. ..

Thảo Nguyên



Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm